Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng xã hội

Theo ĐBQH  Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định), dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cần quy định trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc thuốc bán online gây nguy hại cho sức khỏe. "Bộ cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên các mạng xã hội; tiếp nhận thông tin và cung cấp cho các cơ quan chức năng điều tra, công khai cho người dân biết”.

Chiều 18.6, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định (Tổ 8) thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Cấp visa cho thuốc mới cần thuận lợi hơn

Là "người trong ngành", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu góp ý 6 điểm cụ thể đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng xã hội -0
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Thứ nhất, hiện nay việc gia hạn sổ lưu hành thuốc rất khó khăn. Với thuốc đã lưu hành nhiều năm, đề nghị dự thảo Luật cho phép gia hạn tự động nếu trong quá trình sử dụng trước đó không gây ra tác dụng phụ gì.

Thứ hai là trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc thuốc bán online gây nguy hại cho sức khỏe hay những sản phẩm quảng cáo là thuốc mà không phải là thuốc. "Bản thân tôi là bác sĩ không ngày nào không có người dân gọi đến hỏi thuốc này có phải do anh quảng cáo không do anh dùng không, vì người ta bán trên mạng, sử dụng hình ảnh của tôi và người dân sử dụng rất nhiều, gây tác dụng phụ và tốn kém tiền của".

“Trong dự thảo Luật cần quy định trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên các mạng xã hội; tiếp nhận thông tin cung cấp cho các cơ quan chức năng điều tra, công khai cho người dân biết trên các trang web và app (ứng dụng) của Bộ Y tế. Phải tránh, không để cho người dân dùng thuốc này, chúng ta cần phải bỏ nguồn lực để tránh tình trạng sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị.

Thứ ba, nhất trí thúc đẩy phát triển ngành dược nội địa nhưng, đại biểu lưu ý "cần biết vị trí mình đang ở đâu, tránh duy ý chí". Nếu không, chúng ta sẽ làm rất nhiều biện pháp để ngăn chặn, không cho các thuốc của các hãng dược phẩm lớn vào Việt Nam trong khi thuốc tương đương của chúng ta không thể so sánh nổi với thuốc tốt của nước ngoài. Trong khi đó, người dân vẫn phải dùng thuốc nước ngoài thì giá thuốc sẽ bị đẩy lên.

Thứ tư, về việc mua thuốc theo đơn online, tức là gửi đơn là nhà thuốc sẽ “ship” (giao) tận nhà, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho biết, Ủy ban Xã hội không ủng hộ ý kiến này, chỉ phép cho mua tại nhà đối với thực phẩm chức năng.

"Theo tôi, cái này chúng ta có cấm thì thực tế người ta vẫn làm. Hiện nay rất nhiều nhà thuốc làm như vậy, chỉ cần chụp ảnh đơn thuốc là nhà thuốc sẽ gửi tới tận nhà. Nếu cấm sẽ đẩy người dân vào tình trạng phạm pháp. Đề nghị cho triển khai nhưng quy định rõ ràng, đặc biệt là bắt đầu từ chính nhà thuốc của bệnh viện có bệnh án điện tử, có khám chữa bệnh từ xa” để thuận lợi cho người dân".

Vấn đề thứ 5 liên quan đến thuốc hiếm mà không được đăng ký lưu hành tại Việt Nam, còn gọi là thuốc xách tay.

"Đây là thuốc rất tốt nhưng tỷ lệ dùng rất ít trong nước. Trong lúc chờ nhập, đăng ký lưu hành rất mất công nên phải nhờ người bên nước ngoài mua, xách tay mang về dùng cho người nhà của mình. Cần có quy định về việc này, cần đưa vào dự thảo Luật định nghĩa về thuốc chuyên khoa đặc thù trong một số trường hợp xử lý cụ thể để các bệnh viện có thể mua trực tiếp từ hãng của nước ngoài hoặc Bộ Y tế có phương án mua tập trung cho cả nước khi các bệnh viện có nhu cầu thì nhập từ Bộ Y tế", đại biểu đề xuất.

Cuối cùng, theo đại biểu, việc “cấp visa” cho thuốc mới hiện phải chờ rất lâu, xếp hàng có khi hàng năm trời trong khi người dân bị thiệt, không được hưởng thành quả mới của khoa học. Nhiều nước khó hơn chúng ta rất nhiều như Nhật, Mỹ, châu Âu đã có những thuốc lưu hành 5 – 6 năm nhưng muốn nhập vào ta thì việc cấp visa vẫn còn chậm. Chúng ta cần có quy trình rõ ràng trong việc nhập thuốc đã được các nước trên thế giới công nhận qua các nghiên cứu và ứng dụng đại trà.

“Visa cho thuốc mới cần thuận lợi hơn để người dân được sử dụng”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị.

Quy định cụ thể nguyên tắc để xác định khu vực bảo vệ II của di tích

Góp ý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) cho biết, thời gian qua, việc đầu tư các công trình, phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nơi có di sản văn hóa còn gặp một số khó khăn nhất định, ví dụ chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc xác định khu vực bảo vệ II của di tích.

Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng xã hội -0
Đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) phát biểu tại phiên thảo luận tổ.

Theo đại biểu, khoản 2 Điều 25 dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc xác định khu vực bảo vệ I nhưng chưa có quy định nguyên tắc khu vực bảo vệ II mà chỉ quy định chung như sau: “Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh, tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích, để bảo vệ cảnh quan văn hóa của di tích”.

"Thực tế tại nhiều địa phương, việc xác định khu vực bảo vệ II của di tích còn rộng gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội", đại biểu Lò Thị Luyến phản ánh.

Bên cạnh đó, khi triển khai các công trình, dự án trong vùng bảo vệ di tích và vùng ngoài khu vực bảo vệ di tích (nếu có yếu tố tiêu cực tác động đến di tích) phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Ví dụ, tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, có quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là di tích cấp quốc gia đặc biệt với 45 di tích thành phần, nằm rải rác khắp trung tâm thành phố - thuộc thẩm quyền của Thủ tướng xác định khu vực bảo vệ I. Do đó khi triển khai các công trình, dự án, phải xin ý kiến và được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới được triển khai thực hiện.

Vì vậy, đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị dự thảo Luật quy định cụ thể nguyên tắc để xác định khu vực bảo vệ II của di tích như: khoảng cách về độ rộng, độ dài, chiều cao... từ mốc khu vực bảo vệ I là bao nhiêu?

Dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phản ánh ở địa phương còn nhiều di tích có số liệu từ bản vẽ khoanh vùng sai lệch so với diện tích thực tế, một số di tích có diện tích khoanh vùng tương đối rộng, việc xác định khu vực bảo vệ I, bảo vệ II, thực hiện cắm mốc di tích còn chậm, đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể các biện pháp, yêu cầu và điều kiện bảo đảm để việc xác định khu vực khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di tích đạt hiệu quả, chất lượng.

"Tôi rất đồng tình với đánh giá và kiến nghị này, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để việc bảo vệ di tích được chặt chẽ, hiệu quả, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương nơi có di tích", đại biểu Lò Thị Luyến nói.

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.