Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký kết phối hợp bảo vệ môi trường

Chiều 25.1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2024 - 2029 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Dự buổi lễ có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký kết phối hợp bảo vệ môi trường -0
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Bế Xuân Trường cho biết, hiện nay Chính phủ, các cấp, ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Bế Xuân Trường cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các nguồn lực của đất nước như: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám… nên cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức các hoạt động, kỹ năng tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường cho người dân cùng tham gia để từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong nhiệm vụ quan trọng này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký kết phối hợp bảo vệ môi trường -0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường trao Biên bản ký kết phối hợp

Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhìn nhận rằng, việc phát triển đất nước nhanh bền vững, lấy phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Do vậy, mặc dù các hội viên của Hội dù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, tuy nhiên với “cuộc chiến” với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên Hội Cựu chiến binh Việt Nam vẫn sẵn sàng phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu để cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng xanh hơn, đẹp hơn và phát triển bền vững hơn nữa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký kết phối hợp bảo vệ môi trường -0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại buổi lễ 

Ghi nhận những ý kiến của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, với chương trình phối hợp số 540 về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giữa Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2017-2022, các hoạt động được chỉ đạo đồng loạt từ Trung ương đến địa phương đã đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường không chỉ tác động đến nhận thức mà còn từng bước làm thay đổi, tạo thói quen sống thân thiện với môi trường của hội viên Hội Cựu chiến binh cũng như toàn thể nhân dân và cộng đồng.

Chia sẻ thêm với Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Việt Nam, hiện nay từ những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; công bố Kế hoạch Huy động nguồn lực Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam tại COP28 cùng các hoạt động nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua đến việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hay xây dựng các quy hoạch không gian biển đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu để hướng đến mục bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, khôi phục các “dòng sông chết”, tăng cường quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản khơi thông nguồn lực để phát triển đất nước…

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký kết phối hợp bảo vệ môi trường -0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Với uy tín, trách nhiệm của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, của "Bộ đội cụ Hồ”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, cần tiếp tục có một Chương trình phối hợp việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2024-2029 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng việc phối hợp giữa hai đơn vị sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò cán bộ, hội viên và nhân dân trong việc giám sát các hoạt động quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động mọi lực lượng xã hội vào việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên Quốc gia góp phần phát triển bền vững đất nước…

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam ký kết phối hợp bảo vệ môi trường -0
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cùng với Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường và các đại biểu dự buổi lễ

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường phối hợp với các cấp Hội tại địa phương và triển khai Chương trình phối hợp; phối hợp với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường hàng năm phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Nội dung phối hợp

1. Phổ biến, nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, vận động Nhân dân và hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình gương mẫu chấp hành đúng chính sách pháp luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia liên quan đến tài nguyên và môi trường.

2. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Hội và hội viên Hội Cựu chiến binh các cấp đối với các hoạt động quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Phát huy truyền thống "Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới" tham gia quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình cựu chiến binh làm tốt công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chính sách và khoa học công nghệ về tài nguyên và môi trường.

5. Tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường hiểu về Pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam.

Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.