Bổ sung nhiều quy định bảo vệ quyền lợi người dùng mạng xã hội

Trước thực trạng tin giả, tin xấu độc, nội dung vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng xã hội, một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng đang được nghiên cứu xây dựng.

Sáng 8.9, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, VCCI Đậu Anh Tuấn cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia có độ phủ internet cao trên thế giới. Internet là một phần không thể thiếu trong đời sống con người hiện nay. Hạ tầng internet, hạ tầng viễn thông có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, cũng như ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

dscf6002.jpg -0
Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, VCCI Đậu Anh Tuấn phát biểu khai mạc hội thảo

Dù giúp cuộc sống thuận tiện hơn, nhưng trên internet cũng diễn ra biểu hiện hành vi tiêu cực, cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Internet là môi trường thuận lợi cho tin giả, thông tin xấu độc, cũng như các hành vi sử dụng internet để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, nhiều người lợi dụng internet để lừa đảo, đánh bạc… 

Môi trường mạng giúp cho hành vi biểu hiện tiêu cực dễ dàng hơn, phát tán rộng hơn. Do đó, theo ông Đậu Anh Tuấn, đứng từ vai trò quản lý nhà nước, chính sách pháp luật quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng là cần thiết. Tuy nhiên, nếu quản lý quá chặt cũng cản trở sự phát triển của kinh tế số, khi Việt Nam đang đứng trước bối cảnh thuận lợi tận dụng và khai thác kinh tế số, có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế số và công nghiệp nội dung số.

Bởi vậy, quy định quản lý cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng cần bảo đảm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, nhưng cũng cần tạo hành lang thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nội dung số. Đây là thách thức chính trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định.   

dscf6012.jpg -2
Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Thị Thanh Huyền phát biểu tại hội thảo

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, ngày 29.12.2021, Bộ Thông tin và Truyền thông có Tờ trình số 119/TTr-BTTTT trình Chính phủ xin ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, sau đó, dự thảo Nghị định có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung (sửa 54 điều, bổ sung 28 điều và 1 chương trên tổng số 95 điều, tỷ lệ sửa đổi, bổ sung lên đến 86%), nếu tiếp tục ban hành Nghị định này dưới hình thức Nghị định sửa đổi, bổ sung hai Nghị định trên sẽ rất khó tham chiếu khi áp dụng. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết, các nội dung đề xuất bổ sung trong dự thảo Nghị định thay thế gồm: quy định tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại di động tại Việt Nam; quy định bảo vệ quyền lợi của người dùng mạng xã hội như mạng xã hội phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình để người dùng biết và cân nhắc sử dụng, có bộ phận tiếp nhận các khiếu nại của người dùng, bổ sung quy định bảo vệ trẻ em khi sử dụng mạng xã hội... 

dscf6010.jpg -1
Toàn cảnh hội thảo

Về dự thảo Nghị định, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) Nguyễn Quang Đồng nhận xét, có 4 điểm đáng chú ý: về giấy phép khi đưa ứng dụng lên kho ứng dụng của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (Điều 26.3.i); khóa tài khoản mạng xã hội vi phạm pháp luật (Điều 26.5.b và Điều 38.6); về xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội Điều 30.2.a và Điều 38.10; ngừng cung cấp dịch vụ internet với người dùng vi phạm điều 83.3.b. 

Mong chờ Nghị định thay thế khi được thông qua sẽ đi vào đời sống với tính khả thi trong những năm tới, Chủ tịch Hiệp hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam Nguyễn Xuân Cường đề nghị tổ soạn thảo nghiên cứu lại các thuật ngữ như kinh tế số, xã hội số… để bảo đảm tính đồng nhất; gom các yếu tố là nội dung, nền tảng để có diễn giải đồng bộ, thống nhất…

Nhiều đại biểu dự hội thảo góp ý về quy định thu thập và lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng; định danh người dùng; phân biệt thông tin cá nhân và dữ liệu cá nhân, giám sát thông tin trên mạng; việc ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật… 

Dự thảo Nghị định thay thế dự kiến được trình Chính phủ trong tháng 10.2023.

Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.