Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tủy đồng loại

Ngày 8.10, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đội ngũ y bác sĩ vừa điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Được biết, kỹ thuật này khác với ghép tế bào gốc tự thân, là sử dụng tế bào gốc tạo máu của chính người bệnh (được thu gom và lưu trữ), sau đó được truyền lại cho người bệnh.

Và thành công của ca ghép là bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại cho bệnh nhân tan máu bẩm sinh tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này.

Theo hồ sơ bệnh lý, hai bệnh nhi đều ở Đà Nẵng, gồm Trần Viết Th. (4 tuổi), được phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh từ năm hai tuổi; và bé Phạm Lê Hoàng V. (8 tuổi), chẩn đoán tan máu bẩm sinh từ lúc 17 tháng tuổi. Được biết, trước khi được ghép, cả hai bé phải vào bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng để truyền máu hàng tháng.

Sau 40 ngày dùng hóa chất diệt tủy, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế đã thu thập tế bào gốc tủy xương ở chị ruột hai cháu và truyền trực tiếp cho bệnh nhi.

img-20241007-174437-2830.jpg
Ghép tủy đồng loại là sử dụng tế bào gốc tạo máu từ người thân cùng huyết thống hoặc người không cùng huyết thống truyền cho người bệnh

Quá trình truyền diễn ra trong 4 giờ đồng hồ, với hỗ trợ của Giáo sư Lawrence Faulkner đến từ Hội Hồ sơ người hiến tủy xương ở Đức (DKMS). Các bé được điều trị theo phác đồ điều kiện hóa chất mới nhất ở Việt Nam, giảm độc tính, giảm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu.

Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, ĐBQH, GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết, bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống.

“Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho trẻ, giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh mà không cần truyền máu.

Thành công trong việc ghép tủy đồng loại tại bệnh viện không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, và ung thư tái phát…,” GS Hiệp chia sẻ.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.