Bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ

Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây giảm hoặc mất khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí tàn phế suốt đời.

Việc điều trị thoái hóa khớp ngoài vấn đề dùng thuốc, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng và các biện pháp tập luyện thì vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng, không thể tách rời trong quá trình điều trị.

Điều dưỡng Phạm Thị Hồng Hạnh- Khoa Nội Cơ xương khớp (A17)- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Thường gặp nhất là tình trạng thoái hóa khớp gối do vị trí khớp này là khớp lớn, luôn phải chịu áp lực lớn để cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.

Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây giảm hoặc mất khả năng lao động, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí tàn phế suốt đời.

Việc điều trị thoái hóa khớp ngoài vấn đề dùng thuốc, vật lý trị liệu- phục hồi chức năng và các biện pháp tập luyện thì vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng, không thể tách rời trong quá trình điều trị.

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối thường thấy như đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau sẽ tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng; có tiếng kêu lục khục khi cử động khớp; khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu; khớp gối có thể bị sưng to; chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Để việc chữa trị có hiệu quả, bên cạnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát tình trạng thừa cân, giảm tình trạng thoái hóa tiến triển nặng và giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức vùng khớp gối.

Điều dưỡng Phạm Thị Hồng Hạnh chia sẻ về những thực phẩm người bị thoái hóa khớp gối nên và không nên ăn:

Thực phẩm nên ăn

Các loại cá nước mặn: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm hiệu quả. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần.

Nước hầm xương ống: các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chonroitin, đây là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Đồng thời, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp.

Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bổ sung luân phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm (như gà, vịt), tôm, cua để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng.

Những thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên và không nên ăn -0
Những thực phẩm người bị thoái hóa khớp gối nên ăn (Ảnh minh họa: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Thực vật: người bệnh nên thêm đầy đủ các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày. Đây đều là những loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt.

Trái cây: Đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C, đây là những hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp.

Đặc biệt, hiện nay, các nhà khoa học còn khám phá ra công dụng của hỗn hợp bơ và đậu nành trong việc chữa trị thoái hóa khớp gối. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy các chất trong bơ và đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sản collagen- một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương.

Thực phẩm không nên ăn hoặc hạn chế ăn

Để ngăn chặn sự tiến triển nặng của quá trình thoái hóa và giảm các cơn đau của thoái hóa khớp gối, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:

Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt chó, thịt dê…) khi chuyển hóa chúng sẽ sản xuất ra các tinh thể urat, tinh thể canxi, phospho… Những dạng tinh thể này dư thừa sẽ trung hòa, lắng đọng tại khớp gây viêm, đau và làm sự thoái hóa tiến triển nhanh hơn.

Thức ăn chế biến sẵn chứa chất béo công nghiệp: đồ nướng, khoai tây chiên, các loại thực phẩm chiên làm tăng tình trạng viêm khớp, đặc biệt là tăng cân. Khi tăng cân, sức nặng đè lên khớp gối càng lớn, càng khiến bộ phận này trở nên thoái hóa. Ngoài ra, ở cơ thể của những người béo phì chứa một lượng mỡ dư thừa khá lớn, sản sinh các chất gây viêm, làm tăng quá trình thoái hóa sụn khớp.

Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate (bánh quy, bánh ngọt, chè…) làm cản trở việc hấp thu canxi, làm tổn thương các protein trong cơ thể, gây viêm, khiến hệ cơ xương khớp yếu đi. Ăn mặn với thực đơn có nhiều muối khiến xương giòn và dễ gãy, đồng thời làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến đau đớn hơn.

Rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga gây hại cho những người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp hoặc bệnh gút. Nếu tiêu thụ chúng trong một thời gian dài càng khiến triệu chứng đau thêm trầm trọng hơn, việc điều trị càng trở nên phức tạp.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.