Điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang: Yêu cầu kiểm tra, rà soát đất rừng

Dự án này được quy hoạch, xây dựng trên nhiều phần diện tích là đất rừng, trong đó có cả rừng tự nhiên và rừng phòng hộ từng khiến dư luận xôn xao, lo ngại.

Ngày 1.4, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam) của Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp (thuộc Tập đoàn FVG) làm chủ đầu tư.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang: Yêu cầu kiểm tra, rà soát đất rừng -0
Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang xin điều chỉnh chủ trương đầu tư

Trước đó, doanh nghiệp này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tại quyết định số 2837 ngày 20.9.2018 và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 580 ngày 4.3.2021. Theo đó, lần điều chỉnh lần này sẽ tập trung vào các vấn đề chính như: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động; Nội dung vốn đầu tư của dự án (796 tỷ đồng).

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp thực hiện đúng các quyết định về chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án, các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của dự án; Sử dụng đúng vị trí, diện tích, mục đích được Nhà nước cho thuê;

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu, nội dung về hồ sơ dự án và hiệu quả đầu tư dự án; Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về chế độ báo cáo định kỳ hằng quý, năm về tình hình thực hiện dự án và chế độ báo cáo thuế; chấp hành các quy định của chính quyền địa phương.

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang: Yêu cầu kiểm tra, rà soát đất rừng -0
Dự án này có nhiều phần diện tích là đất rừng, trong đó có cả rừng quy hoạch phòng hộ, rừng tự nhiên

Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu doanh nghiệp phối hợp, làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đông Giang và các Sở, ngành liên quan trong quá trình kiểm tra, rà soát, thực hiện đầy đủ các nội dung rừng và đất rừng trong khu vực dự án;

Thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư (điều chỉnh về diện tích đất sử dụng của dự án) sau khi UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giải quyết các nội dung liên quan đến rừng, đất rừng và các nội dung liên quan đến dự án nếu nhà đầu tư điều chỉnh dự án đầu tư thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 41 của Luật Đầu tư năm 2020.

Trường hợp Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp không thực hiện đúng các quy định nêu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND huyện Đông Giang và các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đông Giang, Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp, các Sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể diện tích rừng, đất rừng trong khu vực dự án; rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các nội dung liên quan đến rừng, đất rừng theo đúng quy định.

UBND huyện Đông Giang có trách nhiệm tổ chức cập nhật dự án vào các quy hoạch có liên quan để thống nhất quản lý; hướng dẫn, theo dõi, giám sát, quản lý tình hình triển khai thực hiện dự án theo đúng nội dung đã được UBND tỉnh chấp thuận; theo dõi, đánh giá trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc quản lý, sử dụng đất và chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, xây dựng, lâm nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của dự án; trường hợp cần thiết, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện.

Cho thuê đất quy hoạch rừng phòng hộ

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành quyết định số 711 về việc cho Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp thuê đất để thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (đợt 3).

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang: Yêu cầu kiểm tra, rà soát đất rừng -0
Một công trình xây dựng của dự án được bao bọc xung quanh bởi rừng

Trong đó, thống nhất cho thuê 13,5 ha đất bao gồm: 2,5 ha đất quy hoạch rừng phòng hộ, 10,9 ha đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác và 272,3 m2 đất sông suối) được UBND huyện Đông Giang thu hồi để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang.

Phần diện tích cho thuê này sẽ được sử dụng các mục đích sau: Đất xây dựng công trình có mái che; Đất sông suối, mặt nước; Đất công viên, cây xanh; Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật…

Trong văn bản cho thuê này, UBND tỉnh Quảng Nam cũng nhấn mạnh việc doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ diện tích đất có rừng tự nhiên trong khu vực dự án; không được xây dựng các hạng mục công trình hoặc tác động, gây ảnh hưởng đến rừng tự nhiên trong quá trình thực hiện dự án;

Các Sở, ngành và chính quyền huyện Đông Giang cũng phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng rừng, đất rừng tại khu vực dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang của Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp theo đúng quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu, trong quá trình thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận cũng như các chuyên gia về việc quản lý, bảo vệ phần diện tích rừng bị ảnh hưởng bởi dự án. Ngoài ra, với phần diện tích xây dựng các công trình khách sạn, khu lưu trú, hệ thống bờ kênh… cũng gây tác động đến cảnh quan thiên nhiên vốn có của khu vực.

* Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục giám sát, thông tin về việc quản lý, sử dụng đất rừng liên quan đến dự án này đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Bất động sản

Clubhouse Casamia của tập đoàn Đạt Phương giành giải kiến trúc quốc tế IAA 2024
Bất động sản

Clubhouse Casamia của tập đoàn Đạt Phương giành giải kiến trúc quốc tế IAA 2024

Giải thưởng Kiến trúc quốc tế IAA (The International Architecture Awards) do Bảo tàng Kiến trúc và Thiết kế Chicago (Mỹ) và Trung tâm Kiến trúc, Nghệ thuật và nghiên cứu Đô thị châu Âu phối hợp tổ chức. Đây là giải thưởng quốc tế về kiến trúc lâu đời và uy tín, nhằm tôn vinh những sáng tạo mới, thúc đẩy kiến trúc và thiết kế toàn cầu.

Áp thuế để ngăn đầu cơ bất động sản
Bất động sản

Áp thuế để ngăn đầu cơ bất động sản

Từ diễn biến các phiên đấu giá đất ở các huyện vùng ven TP. Hà Nội gần đây, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, Nhà nước cần sớm có thêm cơ chế kiểm soát hoạt động đầu cơ bằng cách áp thuế hướng tới những đối tượng tích lũy, đầu cơ thay vì những đối tượng mua bất động sản phục vụ mục đích sinh sống hay tổ chức, sản xuất kinh doanh.

FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?
Bất động sản

FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta những năm gần đây đã thúc đẩy nhu cầu cao cho phân khúc căn hộ dịch vụ chất lượng cao dành cho nhóm chuyên gia nước ngoài với tỷ lệ lấp đầy và giá thuê đều tăng. 

Các dự án nhà ở đang chờ văn bản hướng dẫn
Kinh tế

Các dự án nhà ở đang chờ văn bản hướng dẫn

Thị trường nhà ở Hà Nội sẽ bước vào chu kỳ mới khi Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực, giúp giải quyết vấn đề nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay các dự án vẫn đang chờ các văn bản hướng dẫn.

Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào dẫn dắt dòng tiền?
Kinh tế

Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào dẫn dắt dòng tiền?

Thị trường bất động sản cần thời gian để “thẩm thấu" nội dung của Luật Đất đai năm 2024, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023. Vì vậy, ngoài phân khúc căn hộ, trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ dần "rẽ" đến các sản phẩm thấp tầng của các chủ đầu tư uy tín, đã đủ điều kiện bán hàng hoặc đã bàn giao, có sổ trên thị trường thứ cấp...

TTC Land “ngủ đông” đến bao giờ?
Bất động sản

TTC Land “ngủ đông” đến bao giờ?

Sau 6 quý liên tiếp có doanh thu và lợi nhuận thấp, lãnh dạo TTC Land gọi thời gian qua là “ngủ đông”. Tuy nhiên, với tình trạng hàng loạt dự án đang vướng pháp lý, khối nợ ngày càng tăng cao, liệu doanh nghiệp này “ngủ đông” đến bao giờ?

Thị trường bất động sản sẽ chuyển sang giai đoạn mới
Bất động sản

Thị trường bất động sản sẽ chuyển sang giai đoạn mới

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ  - Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Luật Đất đai năm 2024, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, Luật Nhà ở năm 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ hôm nay (1.8.2024) sẽ kích hoạt nguồn lực đất đai, đưa thị trường bất động sản chuyển sang giai đoạn mới - kỷ luật và công bằng hơn.

Văn Phú - Invest đẩy mạnh triển khai dự án Vlasta - Thủy Nguyên
Bất động sản

Văn Phú - Invest đẩy mạnh triển khai dự án Vlasta - Thủy Nguyên

Doanh thu ổn định từ mảng dịch vụ lưu trú và lượng tiền mặt gia tăng đáng kể sau khi thu hồi một số khoản công nợ về cho vay giúp Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest (mã chứng khoán: VPI) duy trì hoạt động ổn định trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn.

Thiên thời, địa lợi riêng có tại siêu phẩm đầu tư F-Zone
Bất động sản

Thiên thời, địa lợi riêng có tại siêu phẩm đầu tư F-Zone

Ra mắt trong bối cảnh thị trường bất động sản bán lẻ khan hiếm nguồn cung, giới đầu tư “khát” sản phẩm có thể khai thác ngay, lại sở hữu vị trí kim cương trong lòng thành phố quốc tế, số lượng khan hiếm đi cùng chính sách bán hàng vượt trội, F-Zone (Vinhomes Smart City) nhanh chóng tạo cơn sốt trong giới đầu tư.