Báo động tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc của người lao động

Một nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) năm 2017 nêu rõ khoảng 40.000 người Việt Nam tự tử mỗi năm do trầm cảm, con số này gấp 4 lần số tử vong do tai nạn giao thông.

Tạo nên con số này, áp lực và môi trường làm việc chiếm một phần không nhỏ. Theo các chuyên gia, đã đến lúc nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của vấn đề phòng ngừa căng thẳng tại nơi làm việc.

Áp lực không chỉ đến từ công việc

Khi người lao động gặp căng thẳng tại nơi làm việc không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính họ mà còn làm giảm năng suất của doanh nghiệp, thiệt hại kinh tế cả trực tiếp lẫn gián tiếp...Bà Nguyễn Thu Hà, trưởng khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế)  đã chia sẻ rất nhiều về các yếu tố gây căng thẳng cho người lao động tại hội thảo các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu căng thẳng tại nơi làm việc.

Nhiều nguyên nhân gây căng thẳng nơi làm việc như tiếng ồn, hóa chất, yếu tố tâm sinh lý lao động. Về lâu dài, stress nghề nghiệp gây tăng thêm tình trạng các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp… Chẳng hạn, một số nghề như nhân viên y tế, kiểm soát viên không lưu làm việc ở môi trường rất tốt nhưng căng thẳng do làm việc với màn hình máy tính liên tục, chịu trách nhiệm lớn với tính mạng con người.

Sắp tới, viện sẽ nghiên cứu, đề xuất đưa các bệnh cổ tay, tư thế xấu khi làm việc lâu dài, lái xe đường đài, công nhân vệ sinh đô thị... được hưởng thanh toán bảo hiểm y tế. Quan điểm là đưa nhiều bệnh nghề nghiệp nhất vào danh mục để bảo vệ quyền lợi người lao động.

Báo động tình trạng căng thẳng nơi làm việc của người lao động -0
Nhân viên Y tế được xem là nghề có áp lực cao với nhiều yếu tố gây căng thẳng cho người lao động. (nguồn ITN)

Đồng quan điểm trên ông Nguyễn Khánh Long, Trưởng phòng Chính sách bảo hộ lao động, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội) cho biết, những biến đổi khó lường, tăng trưởng giảm sút, tình trạng mất việc làm, thu nhập thấp hoặc điều kiện lao động ở nhiều nơi không đảm bảo, áp lực công việc lớn... dẫn tới căng thẳng tại nơi làm việc đang là vấn đề rất đáng quan tâm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Về nguyên nhân dẫn đến căng thẳng nơi làm việc, ông Nguyễn Khánh Long cho rằng, thống kê chỉ ra một số ngành nghề có số lượng người lao động bị căng thẳng cao nhất thường là sản xuất vật liệu xây dựng, ngân hàng, hóa dược, chăm sóc sức khỏe… Các công việc càng có tính chất quan trọng, chiếm nhu cầu cao trong đời sống thì người làm việc càng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh bởi khối lượng công việc quá tải diễn ra hằng ngày.

Nói thêm về vấn đề này, Theo GS.TS Lê Văn Trình, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam cho biết, căng thẳng thường xuyên có nguy cơ trở nên quen thuộc khi nhiều người mất cảm giác cân bằng. Nhiều người căng thẳng còn dẫn tới suy nghĩ ám ảnh, hoảng loạn, thở nông, cơ bắp bị chèn ép. 

"Từ đó giảm hiệu suất công việc, dẫn đến nóng giận vô cớ hay những hành vi thiếu chuẩn mực, lâu dài sẽ mắc các bệnh mạn tính, điển hình là tâm thần", ông Trình nói. Do vậy, ông khuyến nghị các lãnh đạo cần phải có kỹ năng phản ứng, giảm căng thẳng khi tiếp xúc với mọi người hoặc dập tắt các nguy cơ căng thẳng trong cơ quan.

Cần loại bỏ các yếu tố gây căng thằng

Theo ông Lê Văn Trình, việc loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng trong lao động là điều cần thiết giống như xây dựng các quy tắc về an toàn vệ sinh lao động,  bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần của người lao động.  Vì thế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa an toàn là biện pháp cơ bản nhất tạo một môi trường làm việc không căng thẳng.

Cụ thể, về phía doanh nghiệp cần loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn hoặc kiểm soát rủi ro tại nơi làm việc, xây dựng quy trình làm việc an toàn cho từng nhiệm vụ, thiết bị hoặc công cụ mà nhân viên của họ được yêu cầu thực hiện. Đồng thời, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, theo dõi thường xuyên, khi thấy có biểu hiện căng thảng hay trầm cảm cần bố trí nghỉ ngơi và khi cần điều trị kịp thời.

Cùng với đó, cần phân công lao động, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và phù hợp với khả năng của người lao động. Thông tin đầy đủ và kịp thời cho người lao động về những thay đổi của công ty trong sản xuất, sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và tổ chức nhân sự…

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã nói về tầm quan trọng của vấn đề này với mong muốn doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến người lao động, nhất là phụ nữ trầm cảm sau sinh hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa để giảm stress cho nhân viên.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, công đoàn cần tích cực tham gia hơn về các điều kiện giảm căng thẳng cho người lao động như lương thưởng, môi trường làm việc. Thời gian tới, công đoàn cần tổ chức các sân chơi, hoạt động nghệ thuật, thể thao nhằm giảm căng thẳng cho công nhân.

Khác với Tháng hành động An toàn, Vệ sinh lao động hàng năm thường xoay quanh về công tác phòng ngừa tai nạn lao động, năm nay chủ đề của tháng hành động sẽ tập trung vào xây dựng quy trình, biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện lao động. Đặc biệt, lần đầu tiên cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc được coi là vấn đề cấp bách, cần được quan tâm nhiều hơn.

Năm 2022, Phân Viện Khoa học An toàn, Vệ sinh lao động và Bảo vệ Môi trường miền Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của 200 nữ công nhân thuộc lĩnh vực dệt may. Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, có 28% người có biểu hiện căng thẳng nghề nghiệp mức độ trung bình và 18,5% người có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Trong đó, đáng lưu ý nhất là có 8,5% lao động có biểu hiện trầm cảm mức độ trung bình và đặc biệt có 1,5% người có biểu hiện trầm cảm nặng. Trong số người có biểu hiện trầm cảm thì có tới 8% có ý định gây tổn hại bản thân;  49,5% người động thường xuyên cảm thấy buồn chán…

Đời sống

Các mô hình chăn nuôi phát triển mạnh ở Phan Thiết mang lại của sống ổn định cho người dân (Ảnh: T.DUYÊN)
Đời sống

Tỷ lệ hộ nghèo Phan Thiết giảm còn 0,63%

Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) giảm còn 390 hộ vào cuối năm 2023, chiếm tỷ lệ 0,63% so với số hộ toàn thành phố. Đời sống của một bộ phận người nghèo được nâng lên và từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"
Xã hội

Nâng cao chất lượng Cuộc vận động từ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sang "Hàng Việt chinh phục người Việt"

Báo cáo 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy Cuộc vận động đã có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng tới các doanh nghiệp trong Khối về việc ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam. 

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm

Để tìm ra các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho người lao động, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề "Tìm giải pháp hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh".

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trao tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam” cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng và phát triển ngành.
Xã hội

Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách

Bảo hiểm Việt Nam (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trong giai đoạn phát triển mới". Hội thảo hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập ngành BHXH Việt Nam (1995 - 2025) nhằm chia sẻ với các đối tác, bạn bè quốc tế về thành tựu, định hướng phát triển, hội nhập quốc tế của BHXH Việt và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia, tổ chức quốc tế.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần đưa "hương trà" bay xa...
Xã hội

Bài cuối: Trụ cột giảm nghèo bền vững

Xác định giảm nghèo là một trong các công tác trọng tâm nhằm phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.