Bằng tốt nghiệp tại trường đại học danh tiếng có là “bảo hiểm cho tương lai”?

Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu cho rằng, cảm giác yên tâm từ nhà tuyển dụng chỉ giúp bạn bước vào được công ty. Tuy nhiên nếu chỉ có “mác trường top” nhưng không đủ bộ kỹ năng, bạn sẽ bị đào thải rất nhanh.

“Chọn trường” chỉ nên là bước cuối cùng

Theo chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu, đang làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Giáo dục tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), một hiện tượng thường thấy hiện nay khi đăng ký xét tuyển đại học là nhiều thí sinh, phụ huynh chỉ dựa vào tên của các trường đại học top đầu đã “yên tâm lựa chọn”.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một chuyên gia giáo dục, ông Hiếu cho rằng để chọn được ngành học, trường học phù hợp, bước “chọn trường” chỉ nên là bước cuối cùng. Thí sinh cần trải qua 3 giai đoạn khác nhau, gồm hiểu mình, hiểu nghề, hiểu trường, sau đó mới có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Tấm bằng tại trường đại học danh tiếng có là “bảo hiểm cho tương lai”? -0
Chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Giáo dục tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ)

Phân tích cụ thể hơn, chuyên gia Lê Đình Hiếu nhấn mạnh, việc đầu tiên thí sinh nên tìm hiểu không phải là chọn trường hay chọn ngành, mà hiểu được chính mình. Đây là công tác mà các trường THPT tại Việt Nam hiện còn khá yếu.

“Các buổi hướng nghiệp tại trường phổ thông thường đồng nghĩa với việc có một trường đại học nào đó đến để giới thiệu về trường và ngành học của họ. Tuy nhiên, một chương trình hướng nghiệp chuẩn chỉnh phải giúp cho học sinh khám phá được bản thân”, ông Hiếu nói.

Theo ông, hoạt động hướng nghiệp cần giúp học sinh hiểu được xu hướng tính cách, tâm lý, suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, các em cần hiểu được năng lực, kỹ năng, những sở trường, sở đoản của bản thân.

“Học bạ ở trường phổ thông chỉ thể hiện được học sinh có giỏi môn Toán, môn Lý hay môn Văn không,… nhưng không thể hiện được bạn có tư duy phản biện hay không, có khả năng giải quyết vấn đề hay không, năng lực giao tiếp như thế nào. Học sinh cần được hướng dẫn để khám phá, tự đánh giá mình trong những kỹ năng đó.

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều bài test giúp đánh giá được năng lực về giải quyết vấn đề, năng lực về thấu cảm, khả năng sáng tạo,...”, chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu cho hay.

Học sinh cũng nên được tìm hiểu về nguyện vọng, sở thích và mục tiêu tương lai của mình. Vấn đề này cần được gắn liền với câu chuyện tài chính của từng gia đình.

Chuyên gia Lê Đình Hiếu chia sẻ, hiện nay đã có nhiều trường đại học, nhiều ngành học tăng học phí lên khá cao. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam vẫn chưa có những dịp cha mẹ và con cùng ngồi xuống để bàn bạc về vấn đề tài chính. Trong khi đó, nếu nhìn sang nền giáo dục của những quốc gia phát triển như Mỹ, ngay từ năm thứ hai THPT, nhà trường đã tổ chức các chương trình kết nối giữa học sinh và cha mẹ để lên kế hoạch tài chính cho 4 năm học đại học sau này.

Chuyên gia Lê Đình Hiếu nhấn mạnh, sau khi đã “hiểu mình” thông qua những bước như trên, học sinh mới có thể “hiểu nghề”. Lúc này, các em nên tìm hiểu, tiếp xúc với các thông tin về nghề nghiệp trên internet, website, mạng xã hội, tham gia những buổi talkshow giới thiệu về các ngành nghề,...

Từ việc hiểu mình, hiểu nghề, đến bước thứ ba mới là “hiểu trường”. Cần xác định với nghề này, ngành này, với năng lực, sở trường, sở đoản này của các em, cùng với mục tiêu nghề nghiệp, đâu sẽ là môi trường học cần thiết, phù hợp nhất.

“Chẳng hạn, ngành Công nghệ thông tin hiện có hàng trăm trường đào tạo, vậy trường đại học nào sẽ là tốt nhất cho các em? Thậm chí, học sinh cũng nên đặt những câu hỏi rất nghiêm túc rằng, với năng lực hiện nay, mức độ hiểu biết của chính mình về ngành công nghệ thông tin, nên đi học cao đẳng để trở thành một người lập trình viên, là người thợ tốt sau 2 năm; hay học đại học 4 năm để trở thành một chuyên gia về bảo mật, an ninh mạng”, chuyên gia Lê Đình Hiếu nêu dẫn chứng.

Ông cho rằng, đa số trường THPT tại Việt Nam chỉ đang cố gắng giải quyết bước thứ ba là giúp học sinh nhận được thông tin về các trường đại học nhiều nhất có thể, giao phó cho trường đại học làm công tác hướng nghiệp.

Tấm bằng tại trường đại học danh tiếng có là “bảo hiểm cho tương lai”? -0
Thí sinh cần trải qua 3 giai đoạn khác nhau, gồm hiểu mình, hiểu nghề, hiểu trường mới có thể đưa ra lựa chọn chính xác nhất

Sẽ bị đào thải rất nhanh nếu chỉ có “mác trường top”

Cũng theo chuyên gia giáo dục Lê Đình Hiếu, có một thực tế không thể phủ nhận rằng sinh viên tốt nghiệp những trường đại học top đầu khi đi xin việc, nhiều nhà tuyển dụng sẽ yên tâm hơn khi nhìn vào tên trường.

Tuy nhiên, ông Hiếu nhấn mạnh, cảm giác yên tâm, cảm giác đảm bảo nói trên từ phía nhà tuyển dụng chỉ giúp các bạn bước vào được công ty. Sau giai đoạn thử việc, ký hợp đồng tạm thời, nếu bạn chỉ có “mác trường top” nhưng không đam mê ngành nghề đó, hoặc ngay bước đầu tiên đã không hiểu chính mình, không có đủ những bộ kỹ năng để làm ngành đó, bạn sẽ bị đào thải rất nhanh.

“Đó là lý do tại sao tỷ lệ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ra trường làm đúng ngành, đúng nghề hiện rất thấp so với thế giới. Nhiều bạn chọn một ngành nghề chủ yếu theo “cái mác” của trường, thậm chí chỉ vì ngành đó đang hot, điểm chuẩn cao. Tới khi ra trường, bạn vẫn có thể có cơ hội có việc làm. Tuy nhiên sau đó 1 - 2 năm đầu tiên là giai đoạn đào thải rất lớn”, chuyên gia Lê Đình Hiếu nói.

Đưa ra lời khuyên cho thí sinh trong vấn đề định hướng ngành nghề, chuyên gia Lê Đình Hiếu cho rằng học sinh THPT ngay từ giai đoạn lớp 10 nên tập trung đầu tư cho bản thân, cho mình các cơ hội tiếp xúc thực tế, tiếp xúc với các ngành nghề, tham gia các câu lạc bộ hoặc các hoạt động bên ngoài. Từ đó, khám phá bản thân nhiều nhất có thể. Tới lớp 11 là giai đoạn bắt đầu khám phá về các ngành nghề.

Theo chuyên gia Lê Đình Hiếu, không ai chọn nghề có thể đúng ngay lập tức, xác suất này không cao. Điều quan trọng là học sinh phải thử sức tìm hiểu nhiều nhóm ngành khác nhau để có được những so sánh, đối chiếu và có vùng lựa chọn lớn hơn. Sau giai đoạn này, đến lớp 12 sẽ đi vào giai đoạn quyết định.

“Như vậy, ở lớp 10 em đã hiểu được chính mình, lớp 11 đã hiểu về các ngành nghề thì đến lớp 12, em cần sàng lọc lại để kiểm tra, xác định xem những trường nào, môi trường đào tạo nào là tốt nhất cho nghề đó, phù hợp với định hướng tương lai của mình. Từ đó, quyết định chọn trường, chọn ngành của các em sẽ chính xác nhất có thể”, ông Hiếu chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, thí sinh nên chọn ngành trước, sau đó mới chọn ngôi trường phù hợp trong các trường đang đào tạo ngành nghề, lĩnh vực đã chọn.

 “Xác định được ngành nghề, lĩnh vực chúng ta muốn cống hiến, tâm huyết với nó mới tạo ra được đam mê, động lực, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách. Không chỉ con đường học hành sau này, khi bước vào nghề nghiệp sẽ còn rất nhiều thử thách”, PGS Nguyễn Thu Thủy đưa ra lời khuyên.

Cũng theo bà, uy tín, danh tiếng của một ngôi trường tất nhiên rất quan trọng. Tấm bằng đại học sẽ đi cùng chúng ta suốt cuộc đời và là nền tảng để học tập suốt đời. Tuy nhiên, ngành đào tạo quan trọng hơn, bởi sẽ định hình con người và nghề nghiệp các em sẽ cống hiến trong tương lai.

“Trường hợp thí sinh có tình yêu rất lớn với một ngôi trường, bắt buộc phải vào trường đó, tôi khuyên các em nên lựa chọn những nhóm ngành nghề tương đối gần nhau trong trường. Nếu lựa chọn cùng lúc ví dụ cả Sư phạm, cả Công nghệ thông tin, Kinh tế Tài chính,… thì không nên”, PGS Thủy nói.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".