Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông mở ngành AI, Logistics

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho biết, tổng chỉ tiêu dự kiến ở cả hai cơ sở Hà Nội và TP HCM là khoảng 6.500. Trong đó, ngành AI tuyển khoảng 150 sinh viên, chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (thuộc ngành Quản trị kinh doanh) tuyển 100.

Năm 2025, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT) dự kiến tăng 1.300 chỉ tiêu, mở ngành Trí tuệ nhân tạo và chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Với ngành AI, trường xây dựng thành hai mảng chính là Học máy và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng, dựa trên chương trình đào tạo tiên tiến từ các cơ sở đào tạo uy tín như Đại học Stanford, Carnegie Mellon của Mỹ.

bc1-1724044987903794541151.jpg
Mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông tuyển khoảng 150 sinh viên ngành AI. Ảnh: NTCC

Sinh viên được trang bị những mảng kiến thức chuyên sâu, hiện đại như GenAI, mô hình ngôn ngữ lớn, các nền tảng phát triển ứng dụng AI. Ngoài giảng viên của trường, họ sẽ được dẫn dắt bởi chuyên gia thỉnh giảng từ các đại học lớn như Stanford, MIT (Mỹ), NUS, NTU (Singapore), KAIST (Hàn Quốc) và nhiều công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước.

Với chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về xã hội nhân văn, kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại và công nghệ số, song song kiến thức chuyên sâu về ngành, năng lực làm việc trong môi trường số, đa văn hóa.

Đại diện Học viện cho hay việc mở hai ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của thị trường lao động, góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ tại Việt Nam.

Về phương thức xét tuyển, PTIT dự kiến giữ ổn định như năm trước, gồm xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp, dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp là từ 18 đến 26,4, cao nhất là ngành Công nghệ thông tin.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.