Đem ánh sáng về vùng lõi di sản Quảng Bình

Bài cuối: Động lực mới cho sự phát triển

Sau thời gian dài chờ đợi, Dự án cấp điện lưới cho 2 xã biên giới Tân Trạch, Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã hoàn thành và đóng điện ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2024, mang đến mạch nguồn năng lượng cho sự phát triển trên vùng biên cương Tổ quốc.

Dấu mốc mới ở vùng biên

Ngày 6.2.2024 (tức ngày 27 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024) đã trở thành dấu mốc đặc biệt đối với gần 100 hộ dân ở xã Tân Trạch, Khu Di tích Lịch sử đền tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng và trung tâm xã Thượng Trạch khi lần đầu tiên được sử dụng điện lưới quốc gia. Đối với 318 hộ thuộc 8 bản vùng xa của xã Thượng Trạch, do điều kiện nguồn vốn dự án còn hạn chế, địa hình đồi núi phức tạp và dân cư phân bố cách xa nhau, sẽ được chủ đầu tư triển khai cấp điện trong tháng 4 tới. 

Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Đinh Cu cho biết, việc đóng điện ngay trước thềm Tết cổ truyền đã mang đến niềm vui lớn cho đồng bào cũng như khí thế mới trong các cơ quan, đơn vị. “Dịp Tết này, người dân các thôn, bản đã tụ tập và quây quần để cùng ăn bữa cơm tất niên, chúc mừng năm mới và gắn kết tình làng nghĩa xóm, tình cảm quân dân dưới ánh điện lưới sáng bừng”, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch chia sẻ.

Đối với hoạt động của Đảng ủy, chính quyền địa phương, việc đóng điện lưới hỗ trợ nhiều trong quá trình triển khai các công việc bảo đảm thông suốt. Được biết, trước đó với việc sử dụng điện mặt trời hoặc máy nổ, nếu thiết bị có trục trặc hoặc hư hỏng, hoạt động hành chính cũng sẽ bị gián đoạn theo. Nay, sự ổn định của điện lưới quốc gia sẽ giúp các thủ tục hành chính được diễn ra suôn sẻ, cập nhật thông tin và xử lý văn bản hiệu quả cũng như kết nối mật thiết với các cấp, các ngành.

Các bản làng vùng biên sẵn sàng cho sự phát triển mới sau khi có điện lưới quốc gia. Ảnh: Khánh Trinh
Các bản làng vùng biên sẵn sàng cho sự phát triển mới sau khi có điện lưới quốc gia. Ảnh: Khánh Trinh 

Để sẵn sàng cho việc đóng, cấp điện tại các bản, chính quyền địa phương đã tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn sử dụng điện trong hộ gia đình. Trong đó, cán bộ UBND xã lưu ý với người dân, để việc sử dụng điện an toàn và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng đang xây dựng các phương án để hỗ trợ số lượng lớn aptomat cho người dân trên toàn xã được hòa lưới điện trong dịp tới.

Không giấu được niềm vui khi được sử dụng điện lưới quốc gia, anh Đinh Thị, người dân tộc Ma Coong (bản Khe Rung, xã Thượng Trạch) cho biết: có điện về tận nhà khiến anh và người dân trong bản hết sức vui mừng. Sắp tới, ngoài việc có thể xem ti vi, người dân trong bản sẽ chăm chỉ lao động, mua sắm máy móc để việc sản xuất nông nghiệp năng suất, hiệu quả hơn.

Kỳ vọng những đổi thay toàn diện

Ngay từ khi hệ thống điện lưới được kéo về với hai xã, người dân cùng chính quyền địa phương đã phấn khởi, nghĩ về những kế hoạch phát triển mới trong tương lai. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Nguyễn Trường Chinh, địa phương hiện đang có 1 sản phẩm OCOP 3 sao là măng khô. Với việc dự kiến sẽ đóng điện tại 8 bản còn lại trong tháng 4 tới, mục tiêu phát triển chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng sẽ trở nên khả thi hơn rất nhiều. "Nếu như trước đây măng rừng chỉ có thể chế biến ở dạng thành phẩm khô thì khi có điện lưới ổn định, các đơn vị thu mua có thể phát triển thêm khâu chế biến, đầu tư tủ lạnh để bảo quản măng tươi hoặc làm măng chua”, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch cho biết.

Bên cạnh sản phẩm măng rừng, chính quyền xã cũng đang xây dựng kế hoạch cho sản phẩm nếp than, các sản phẩm mây tre đan, tiểu thủ công nghiệp... Địa phương cũng kỳ vọng, điện lưới quốc gia sẽ mang lại sự đổi thay đối với lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần của người dân. “Ngày 21.2 vừa qua, trường mầm non xã đã được đóng điện. Có thêm sự hỗ trợ của ti vi để dạy học nhạc, học múa… sẽ giúp các em tiếp thu và phát triển nhanh hơn”, Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch Đinh Cu cho biết.

Tại Trạm Y tế xã Thượng Trạch, dù đang trong quá trình chờ kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia, song các y, bác sĩ ở đây cũng hết sức vui mừng, kỳ vọng. “Tôi công tác tại đây gần 6 năm và cũng ngần ấy thời gian mong mỏi ngày điện lưới về bản. Trước đây, nguồn điện không ổn định khiến việc vận hành một số trang thiết bị y tế rất khó khăn. Có điện lưới chắc chắn sẽ giúp công tác khám, chữa bệnh cho người dân thuận lợi hơn rất nhiều”, Bác sĩ Phan Văn Ngụy, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thượng Trạch chia sẻ. 

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong 10 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Việc tỉnh Quảng Bình đầu tư, hoàn thành dự án cấp điện lưới cho 2 xã vùng lõi Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mang ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của địa phương trong thời gian sắp tới. Cùng với định hướng phát triển chung của các cấp chính quyền, sự chung tay đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, mạch nguồn năng lượng từ điện lưới sẽ tạo đà tăng trưởng để mảnh đất vùng biên giới Việt - Lào sớm khoác lên màu áo mới.

Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trên đường phát triển

Hà Nội: Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 12.4, tại xã Hồng Hà, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Xác lập kỷ lục 135 Món Ăn từ trái thanh trà
Trên đường phát triển

Xác lập kỷ lục với 135 món ăn được chế biến từ thanh trà

Sáng 12.4, tại Trường THCS - THPT Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội thanh trà Bình Minh. Sự kiện nhằm tôn vinh sản phẩm trái cây đặc sản của địa phương và thu hút khách du lịch. Chương trình cũng đồng thời xác lập kỷ lục Việt Nam với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà.

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa nâng tầm sản phẩm và năng lực cạnh tranh

TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí - tự động hóa bằng các giải pháp toàn diện như phát triển sản phẩm chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt
Trên đường phát triển

Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt

"Không có cải cách nào là dễ dàng, nhưng nếu không cải cách, sẽ không thể tiến lên". Câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho chính quyền và người dân thành phố Hải Phòng trên hành trình bền bỉ suốt 13 năm qua. Từ tư duy đột phá đến hành động quyết liệt, thành phố đã liên tục bứt phá, vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 với số điểm 96,17%, tăng 4,3% so với năm trước.