Hà Nội - dân khổ vì quy hoạch treo

Bài cuối: Bao giờ người dân Tân Mỹ được cấp “sổ đỏ”?

Đến thời điểm này, tại Khu dân phố Tân Mỹ đã có 150 hộ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kê khai lần đầu. Tuy nhiên, người dân vẫn không khỏi băn khoăn vì chưa hiểu được ý nghĩa của Giấy chứng nhận. Bao giờ người dân Tân Mỹ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)?

>> Bài 1: 17 năm sống tạm

Chỉ là giấy xác nhận? 

Đối với các trường hợp sử dụng đất thuộc khu vực phải quy hoạch mà đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền đến nay đã quá 3 năm (kể từ ngày có thông báo thu hồi đất) nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa triển khai giải phóng mặt bằng theo quy định… thì UBND TP nên rà soát điều chỉnh, hủy bỏ quy định thu hồi để quận có cơ sở xem xét công nhận, cấp Giấy chứng nhận - UBND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội kiến nghị.

Là một trong số những hộ dân thực hiện việc đăng ký kê khai thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu, ông Trần Đức Lộc, tổ 15 Khu dân phố Tân Mỹ, đã nhận được giấy xác nhận đăng ký đất đai gần 2 tháng nay. Tuy nhiên, ông Lộc không khỏi băn khoăn: “Không biết giấy này có giá trị pháp lý gì, vì tôi có đưa ra ngân hàng thì được cho biết là không thế chấp được”. Một người dân (xin được giấu tên) chia sẻ, không hiểu cấp giấy xác nhận này để làm gì, không có ý nghĩa gì. Không xác nhận thì dân cũng đã ở đây rồi. Tại sao không cấp hẳn sổ đỏ đi, làm vậy chỉ tốn giấy, mực, người dân phải đo đạc lại địa chính, tự nhiên mất thêm tiền không chính đáng.

Trước thông tin này, Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Nguyễn Tiến Quang khẳng định, theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc đăng ký đất đai lần đầu là nghĩa vụ của người dân đối với Nhà nước. Trước ngày 1.1.2016, các địa phương phải hoàn thành việc đăng ký. Đối với Hà Nội, thời hạn này được kéo dài đến trước ngày 30.6.2017 và những trường hợp nào không đi đăng ký thì bị phạt theo Nghị định 102/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khi có giấy xác nhận đăng ký lần đầu, người dân có nhu cầu cấp hoặc không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà, tài sản trên đất.

Thực tế, có rất nhiều trường hợp đủ điều kiện đăng ký nhưng không đăng ký, chỉ mua bán với nhau không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước (thuế nhà đất hàng năm, thuế chuyển quyền, thuế thu nhập cá nhân…). Riêng đối với trường hợp Tân Mỹ, ông Quang cho biết, do vướng quy hoạch Khu Liên hợp thể thao quốc gia (LHTTQG) nên phải chờ TP trình Chính phủ điều chỉnh. Trong thời gian chờ, các hộ dân nên đăng ký kê khai lần đầu và được cấp giấy xác nhận - có chủ quyền về mảnh đất (ranh giới, diện tích). Như vậy, đối với trường hợp cụ thể của Tân Mỹ thì không chỉ người dân chờ, mà các cơ quan liên quan cũng phải… chờ. Bởi, theo Chỉ thị số 11, ngày 17.5.2016 của UBND TP Hà Nội thì đến ngày 30.6.2017 phải cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giấy xác nhận đăng ký cho cá nhân, tổ chức. Chính vì thế, vào thời điểm này, từ tổ trưởng dân phố đến cán bộ địa chính của phường, quận đang vào cuộc rốt ráo vừa tuyên truyền, vận động bà con đến kê khai đăng ký đất đai lần đầu.

Giấy xác nhận đăng ký đất đai trước hết là phục vụ nhu cầu quản lý đất đai của Nhà nước, vừa quản lý được đất đai, tránh thất thoát nguồn thu từ việc chuyển nhượng đất. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tại Tân Mỹ thì, có một khoảng trống nhất định trong việc tuyên truyền phổ biến cho người dân biết giá trị của giấy xác nhận đăng ký đất đai, nghĩa vụ của người dân đối với Nhà nước. Mặc dù, theo chia sẻ của đại diện UBND phường Mỹ Đình thì để có được số lượng giấy đăng ký được cấp, chính quyền đã phải vận động người dân rất nhiều lần, khi người dân đồng tình với chủ trương thì tổ chức làm thêm cả ngày thứ 7 để tiếp nhận hồ sơ.

Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho dân

Có thể thấy, nguyện vọng của người dân Tân Mỹ là hoàn toàn chính đáng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc nếu Nhà nước vẫn thực hiện dự án thì đền bù để người dân sớm an cư lập nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Bởi, việc điều chỉnh quy hoạch không thuộc thẩm quyền của phường, quận, thành phố. Theo quy định tại Điều 46 Luật Đất đai năm 2013 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó. Hồ sơ địa chính, bản đồ đo vẽ năm 1994 xã Tân Mỹ (nay là phường Mỹ Đình 1) cho thấy, ngày 22.10.1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 981/QĐ- TTG về việc thu hồi 247ha đất tại xã Mỹ Đình và Mễ Trì để xây dựng Khu LHTTQG. Như vậy, thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong trường hợp này thuộc về Thủ tướng.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Nam Từ Liêm Nguyễn Trung Nghĩa cho rằng, việc thu hồi đất để làm hồ và cây xanh theo quy hoạch cũ đã được phê duyệt là không còn phù hợp với thực tiễn và ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 700 hộ gia đình với trên 2.400 nhân khẩu. Bởi, hiện không có quỹ đất lớn để bố trí đất tái định cư; mặt khác người dân sẽ không đồng thuận với việc di chuyển chỗ ở để phục vụ xây dựng hồ, cây xanh. Trong khi chờ Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch, nên cho quận cấp phép xây dựng tạm thời đối với người có nhu cầu cần xây mới hoặc cải tạo để bảo đảm ổn định cuộc sống và an toàn, tính mạng, tài sản của người dân.

Ý kiến cử tri

Truy xét trách nhiệm cụ thể
Góc nhìn

Truy xét trách nhiệm cụ thể

Theo kế hoạch, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km đi ngầm, sẽ hoàn thành từ cách đây hơn 2 năm. Sau nhiều lần lỡ hẹn tiến độ, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh thời gian khai thác vận hành dự án này vào tháng 4.2021. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giao thông cũng nghi ngờ kế hoạch này bởi hệ thống cầu thang cuốn kết nối các nhà ga đường sắt trên cao với vỉa hè đến nay vẫn không giải phóng được mặt bằng khiến tiến độ tổng thể hệ thống nhà ga trên cao bị chậm.
Trách nhiệm với cộng đồng
Chính sách và cuộc sống

Trách nhiệm với cộng đồng

Hà Nội đang trải qua những ngày căng thẳng khi xuất hiện ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên. Các chợ, siêu thị tại Thủ đô gần như “vỡ trận” khi người dân tranh nhau mua sắm, tích trữ đồ ăn bất chấp chính quyền khẳng định bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm. Mỗi ngày trôi qua lại có thêm những ca dương tính mới, kéo theo đó số người phải cách ly theo dõi cũng nhiều hơn.
Nhanh chóng cấp đủ nước phục vụ sản xuất
Đại biểu - Cử tri

Nhanh chóng cấp đủ nước phục vụ sản xuất

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là kết thúc khung thời vụ gieo cấy vụ xuân, tuy nhiên, ở các huyện ngoại thành Hà Nội như: Quốc Oai, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phúc Thọ, Đông Anh vẫn còn tình trạng thiếu nước trên một số cánh đồng. Người dân lo lắng nếu không nhanh chóng cấp nước sẽ không kịp thời gian để làm đất, tiến hành gieo cấy.
Chưa phạt nghiêm, dân vẫn chủ quan, lơ là
Điều tra theo đơn thư

Chưa phạt nghiêm, dân vẫn chủ quan, lơ là

Mặc dù, mức phạt đối với người không đeo khẩu trang tại các nơi công cộng theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã tăng gấp 10 lần so với quy định xử phạt hành vi này tại Nghị định 176/2013, nhưng rất ít người dân sử dụng khẩu trang nơi công cộng, “phớt lờ” quy định.
Công viên dành cho ai?
Điều tra theo đơn thư

Công viên dành cho ai?

Mặc dù việc quản lý công viên, cây xanh đã được UBND TP Hà Nội quy định rất cụ thể như: vai trò của chính quyền địa phương, vai trò của chủ đầu tư, đặc biệt xác định rất rõ vai trò của cộng đồng dân cư... Song, do các bên liên quan chưa quyết liệt trong giám sát, tố giác cũng như xử lý vi phạm nên tình trạng lấn chiếm đất, không gian công cộng tại không ít công viên trên địa bàn vẫn diễn ra, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Không giải quyết theo kiểu tình thế...
Môi trường

Không giải quyết theo kiểu tình thế...

Thêm một lần nữa, Hà Nội lại ùn ứ rác mà lý do là bởi người dân xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn chặn không cho xe vào bãi rác Nam Sơn. Ngay sau đó, ngày 25.10, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp phiên bất thường nghe các đơn vị liên quan báo cáo, xem xét các khó khăn, vướng mắc nhằm chỉ đạo về xử lý chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn nói riêng và xử lý chất thải rắn nói chung trên địa bàn Hà Nội...
Không đá “quả bóng" trách nhiệm
Giải đáp pháp luật

Không đá “quả bóng" trách nhiệm

Việc phương tiện giao thông dừng đỗ trái phép trước cổng các bệnh viện không chỉ gây mất trật tự, mỹ quan đô thị, ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới công tác khám chữa bệnh. Tình trạng này đang trở thành vấn đề nan giải của Hà Nội. Do vậy, để bảo đảm an toàn cho người dân, cần sớm có các giải pháp để khắc phục, không thể cứ mãi đá "quả bóng" trách nhiệm giữa các bên liên quan.
Cử tri mong muốn thành phố quan tâm hơn nữa tới cán bộ ở cấp thôn, tổ dân phố
Ý kiến cử tri

Cử tri mong muốn thành phố quan tâm hơn nữa tới cán bộ ở cấp thôn, tổ dân phố

Trước kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Khoá XV, đại biểu HĐND TP đã tiếp xúc cử tri tại 30 đơn vị bầu cử và tổng hợp nhiều kiến nghị của tri gửi gắm, đề nghị thành phố quan tâm xem xét giải quyết. Trong đó, vấn đề cơ chế chính sách có 16 kiến nghị của 14 quận huyện trên địa bàn.
Không để tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm
Đại biểu - Cử tri

Không để tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm

Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn những yếu tố khó lường, dịch cúm gia cầm vẫn còn nhiều nguy cơ bùng phát, các cấp, các ngành và toàn dân đang nỗ lực thực hiện mọi biện pháp phòng, chống dịch thì tình trạng chợ cóc, chợ tạm và việc tập trung đông người vẫn diễn ra trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đây là vấn đề đang khiến nhiều người dân trên địa bàn lo lắng vì không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Bảo đảm nguồn thực phẩm bình ổn giá cho người dân
Đại biểu - Cử tri

Bảo đảm nguồn thực phẩm bình ổn giá cho người dân

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhiều người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội công việc bị đình trệ dẫn tới thu nhập giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống. Trong khi đó, việc đi chợ lo cho các bữa ăn hàng ngày đang là băn khoăn, lo lắng của các bà nội trợ, bởi giá cả của các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều có chiều hướng tăng lên, có mặt hàng tăng lên gần gấp đôi so với ngày thường, ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí sinh hoạt của người dân.
Sớm giải phóng mặt bằng hoàn thiện các dự án đường giao thông
Đại biểu - Cử tri

Sớm giải phóng mặt bằng hoàn thiện các dự án đường giao thông

Thời gian qua, một số dự án xây dựng trên địa bàn Thủ đô đang chậm triển khai, chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), giải ngân nguồn vốn... Trong đó, 2 dự án xây dựng đường giao thông đang vướng mắc GPMB, gồm: Dự án Tuyến đường nối từ Đại học Mỏ - Địa chất vào khu công nghiệp (KCN) Nam Thăng Long; Dự án Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
Cấp bách xử lý sự cố sạt lở bờ hữu sông Cà Lồ
Đại biểu - Cử tri

Cấp bách xử lý sự cố sạt lở bờ hữu sông Cà Lồ

Thời gian vừa qua, khu vực bờ hữu sông Cà Lồ (xã Nguyễn Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội), đoạn từ khu vực đền Ba Voi đến cầu Phủ Lỗ xuất hiện lún sụt ở bờ sông, các công trình phụ trợ của di tích đã xuất hiện nhiều vết nứt xé, lún nền. Trong khuôn viên di tích đền Ba Voi, hơn 100m2 công trình Nhà thờ Mẫu và nhà bếp bị nứt xé trần bê tông, sụt nền sân, các mảng tường chằng chịt vết hở. Diễn biến sạt lở ngày càng phức tạp, uy hiếp an toàn tính mạng và tài sản của người dân sinh sống trong khu vực, uy hiếp trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn của công trình văn hóa tâm linh đã được xếp hạng cấp thành phố.
Sớm xử lý “điểm đen” về rác thải
Đại biểu - Cử tri

Sớm xử lý “điểm đen” về rác thải

Phố Nguyễn Cảnh Dị kéo dài, đoạn từ cầu sông Lừ đến cầu Định Công thuộc địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều năm nay đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi di chuyển qua. Bởi, không chỉ mặt đường xuống cấp, xuất hiện ngày càng nhiều nhiều “ổ trâu”, ổ gà” khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn, mà còn có nhiều điểm rác thải ùn ứ, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân xung quanh.
Khổ vì chất thải nguy hại
Đại biểu - Cử tri

Khổ vì chất thải nguy hại

Những ngày qua, người dân xóm Náng (xã Nhã Lộng), xóm Tân Sơn (xã Úc Kỳ), huyện Phú Bình, Thái Nguyên vô cùng bức xúc về hành vi xả trộm chất thải công nghiệp nguy hại, gây ô nhiễm môi trường. Theo phản ánh của người dân, chất thải có màu đen, bốc mùi khó chịu được đổ tràn lan ở rất nhiều khu ruộng, vườn, làm chết hoa màu, cây cỏ, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Làng nghề Tân Triều vẫn ô nhiễm
Đại biểu - Cử tri

Làng nghề Tân Triều vẫn ô nhiễm

Làng nghề tái chế chất thải xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái chế nhựa. Toàn xã có gần 200 cơ sở sản xuất thuộc 8 ngành nghề khác nhau, hiện đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của những người dân giữa làng nghề.
Ô nhiễm làng nghề ở Hoài Đức
Đại biểu - Cử tri

Ô nhiễm làng nghề ở Hoài Đức

Những năm qua, việc phát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Thế nhưng, mặt trái của sự phát triển này là tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân địa phương. Mặc dù người dân kiến nghị nhiều lần, chính quyền địa phương cũng đã có nhiều giải pháp nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn đang là bài toán nan giải.
Gian nan xin cấp “sổ đỏ”
Ý kiến cử tri

Gian nan xin cấp “sổ đỏ”

Ông Trần Quốc Tuấn phường Quảng An, (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) có đơn phản ánh tới Báo Đại biểu Nhân dân về hành trình mòn mỏi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của gia đình ông từ năm 2005 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Trong suốt quá trình gõ cửa các cơ quan công quyền, cán bộ phường Quảng An quên hồ sơ, quận Tây Hồ xác định sai nguồn gốc và vị trí đất, tiền thuế tính không chính xác, giải quyết không thỏa đáng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, gây bức xúc và bất bình… khiếu nại, tố cáo kéo dài.
Ngăn cản quyền sử dụng tài sản?
Ý kiến cử tri

Ngăn cản quyền sử dụng tài sản?

Ông Nguyễn Đình Hồng ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội tiến hành tháo dỡ căn nhà trên thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình, tuy nhiên, những người trong gia đình chồng của chủ cũ đã ngăn cản, chính quyền và công an yêu cầu tạm dừng để hòa giải, khiến anh bức xúc vì công việc dở dang, thiệt hại khi không thể thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình đã được pháp luật công nhận.
Mạnh tay với vi phạm phòng cháy, chữa cháy
Ý kiến cử tri

Mạnh tay với vi phạm phòng cháy, chữa cháy

Những năm qua, số công trình nhà cao tầng mọc lên trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng nhiều, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ ngày càng lớn… đòi hỏi ngành chức năng cần có biện pháp mạnh hơn đối với những vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các tòa nhà, chung cư.