Quy hoạch và "lời giải" từ giám sát tối cao của Quốc hội

Bài 3: Nhận diện rõ nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm

Cùng với việc nhận diện, đánh giá sâu sắc những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của những tồn tại, hạn chế thì một yêu cầu được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh trong suốt quá trình triển khai chuyên đề giám sát tối cao đầu tiên của Quốc hội Khóa XV chính là phải xác định được “địa chỉ” chịu trách nhiệm để tạo chuyển biến thực sự sau giám sát.

Khó, mới, phức tạp nên… lúng túng

Từ quá trình làm việc của Đoàn giám sát với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và ý kiến của các chuyên gia đã cho thấy rõ những nguyên nhân chủ yếu khiến công tác quy hoạch vừa chậm về tiến độ vừa chưa thể yên tâm về chất lượng.

Về khách quan, các ý kiến đều cho rằng, quy hoạch là nhiệm vụ khó, phức tạp và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương. Trong khi đó, Luật Quy hoạch được ban hành đã thay đổi toàn diện về nội dung và cách tiếp cận lập quy hoạch nên sự lúng túng là khó tránh khỏi.

Cụ thể, ngay từ khái niệm “quy hoạch” được đưa ra tại Luật Quy hoạch “là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định” - đã thay đổi hoàn toàn sự phân biệt giữa các quy hoạch vật thể và các quy hoạch phi vật thể trước đây, đưa việc sắp xếp, phân bố không gian thành nội dung chính của quy hoạch, xác định rõ mục tiêu của quy hoạch là nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn lực của đất nước phục vụ phát triển, tạo ra không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới cho đất nước. Vì có sự thay đổi toàn diện trong khái niệm, nội dung, cách thức tiếp cận như vậy nên tất yếu dẫn đến sự thay đổi toàn diện về tư duy và phương pháp lập quy hoạch. Theo đó, Luật Quy hoạch đưa ra khái niệm “tích hợp quy hoạch” với tính chất là một phương pháp tư duy và tiếp cận mới trong lập quy hoạch chứ không đơn thuần là một “quy trình” hay một “kỹ thuật” lập quy hoạch mới.

Đoàn giám sát của Quốc hội về công tác quy hoạch tham vấn chuyên gia
Đoàn giám sát của Quốc hội về công tác quy hoạch tham vấn chuyên gia

Cùng với đó, còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan khác như: hệ thống pháp luật còn những điểm bất cập như đã nêu trong bài viết trước. Ngay Luật Quy hoạch cũng còn một số quy định chưa đủ rõ, dẫn đến cách hiểu chưa thống nhất về phương pháp lập quy hoạch tích hợp, trình tự lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch cũng được ban hành quá chậm. Nguồn vốn cho công tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia sử dụng vốn đầu tư công nên phải chờ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được thông qua mới có cơ sở triển khai thực hiện. Quy trình, thủ tục tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch theo quy định pháp luật về đấu thầu phức tạp, tốn nhiều thời gian để thực hiện. Việc hoàn thiện pháp luật để xử lý các điểm chồng chéo, mâu thuẫn về đất đai, xây dựng, quy hoạch đô thị cũng đòi hỏi cần nhiều thời gian nghiên cứu, thống nhất giữa các cấp, các ngành. Những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, bởi các đơn vị lập quy hoạch và đơn vị tư vấn gặp nhiều khó khăn hoặc không tiếp cận được thực địa để khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch.

Chậm đổi mới tư duy, nhận thức theo Luật Quy hoạch

Bên cạnh các nguyên nhân mang tính khách quan nêu trên, chính các cơ quan tổ chức thực thi Luật Quy hoạch cũng thừa nhận nguyên nhân chủ yếu là do công tác tổ chức thực hiện. Bởi trong điều kiện chung, vẫn có những bộ, ngành, địa phương đã đặt quyết tâm chính trị cao nhất, ý thức sâu sắc vai trò của quy hoạch phải đi trước một bước và dồn toàn lực để hoàn thành, như Bộ Giao thông Vận tải - Bộ duy nhất đến nay đã hoàn thành các quy hoạch ngành quốc gia được giao, hay tỉnh Bắc Giang - địa phương đầu tiên hoàn thành xây dựng quy hoạch tỉnh.

Chia sẻ kinh nghiệm của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định “nếu không có quyết tâm thì không làm được, bởi lúc nào mà không có áp lực. Bộ nào cũng phải có những việc rất gấp, phải tập trung làm. Nếu không tập trung cho công tác quy hoạch thì chậm ngay. Chúng tôi xác định là phải đi trước, mở đường từ quy hoạch”.

Báo cáo với Đoàn giám sát, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhiều lần nêu rõ, “phải nói thẳng là khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, từ Chính phủ cho đến các bộ, ngành, địa phương, trong đó có cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có thể chưa theo kịp, chưa làm hết trách nhiệm”. Là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Quy hoạch, quyết liệt bảo vệ những điểm mới, đột phá của Luật Quy hoạch trong suốt gần 10 năm từ khi khởi động nghiên cứu đến khi được thông qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết “sẵn sàng nhận trách nhiệm của Bộ. Nhưng trước hết là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương cũng chưa quan tâm, chưa quyết liệt, còn phó mặc cho tư vấn, phó mặc cho cấp dưới…”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng thừa nhận, “khi nói quy hoạch tích hợp, cũng chưa hình dung được độ phức tạp của quy hoạch tích hợp. Khuyết điểm của riêng ngành nông nghiệp khi chưa chuẩn bị đầy đủ những dữ liệu, dự báo, những phức tạp, phần việc để có được quy hoạch”. Còn Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết “mặc dù bộ chuyên ngành, chủ quản nhưng nội dung rất rộng, rất chuyên sâu, mang đầy tính kỹ thuật, phức tạp và thậm chí còn phải bảo đảm được yêu cầu dự báo… nên có những yếu tố chưa kịp thời”.

Bài 3: Nhận diện rõ nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm -0
Ảnh minh họa. Nguồn: ITN

Rõ ràng, vẫn còn tình trạng tư duy, nhận thức trong việc lập, thực hiện quy hoạch và quản lý nhà nước chậm đổi mới theo yêu cầu của Luật Quy hoạch, còn tình trạng "ôm việc, giữ việc". Các bộ, ngành chưa quyết liệt, quan tâm chỉ đạo dành thời gian cho công tác quy hoạch; chưa dự báo hết được những khó khăn, phức tạp trong quá trình triển khai. Nhiều chuyên gia trong quá trình tham vấn cho Đoàn giám sát cũng chỉ rõ, trong điều kiện đổi mới căn bản tư duy, cách thức, nội dung lập quy hoạch và các quy định pháp luật còn có những điểm chồng lấn, chưa đủ rõ thì việc chia sẻ thông tin trong công tác lập quy hoạch là cực kỳ cần thiết, bảo đảm tính liên thông từ Trung ương đến địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đến nay vẫn chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung phục vụ quy hoạch, chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp thông tin lập quy hoạch.

Trong quá trình triển khai giám sát về công tác quy hoạch, Đoàn giám sát không chỉ làm việc một lần mà nhiều lần với các Bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đề cương giám sát được Lãnh đạo Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sau nhiều vòng thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, Đoàn giám sát đã yêu cầu Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương báo cáo bằng văn bản, qua giám sát trên văn bản, báo cáo, một nhóm chuyên trách của Đoàn giám sát (bao gồm cả thành viên Đoàn giám sát và các chuyên gia, chuyên viên giúp việc) tiến hành rà soát, đánh giá sâu hơn, chi tiết hơn từ đó “lọc” ra những vấn đề yêu cầu đơn vị chịu sự giám sát phải tiếp tục báo cáo, giải trình làm rõ. Đó là lý do vì sao, từ những báo cáo ban đầu hầu như đều có hiện tượng “né”, không đề cập cụ thể trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan, tổ chức mình có phải chịu trách nhiệm gì về những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch hay không, thì đến nay, “địa chỉ” chịu trách nhiệm đã rõ.

Từng bấm nút biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân bên hành lang Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV, một đại biểu Quốc hội chia sẻ, cá nhân ông đánh giá rất cao việc Quốc hội quyết định lựa chọn giám sát tối cao về công tác quy hoạch dù Luật Quy hoạch mới có hiệu lực hơn 3 năm. “Vì Luật Quy hoạch quá mới, thực sự đột phá, cách mạng so với cách làm quy hoạch kiểu cũ, nên có thể có những nội dung khi xây dựng luật, chúng ta cũng chưa lường hết được. Quá trình tổ chức thực hiện, các quy định của Luật được kiểm nghiệm trong thực tiễn và cho thấy có những bất cập, vướng mắc thì việc Quốc hội giám sát kịp thời như vậy sẽ tạo điều kiện để tháo gỡ ngay, kể cả trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch trong thời gian tới”. Vị đại biểu này cũng cho biết, trong báo cáo kết quả giám sát dày gần 80 trang của Đoàn giám sát đã chỉ rất rõ trách nhiệm của cả cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Quy hoạch và trách nhiệm của từng cơ quan trong tổ chức thực hiện, chậm ở đâu, vướng chỗ nào, tại sao vướng, ai chịu trách nhiệm.

Với sự minh định trách nhiệm như vậy, ông tin rằng tới đây, công tác quy hoạch sẽ được thúc đẩy cả về tiến độ và chất lượng. Bởi, đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh ngay từ những ngày đầu triển khai chuyên đề giám sát này “phải làm rõ chúng ta đã làm thế nào, tức là Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã triển khai chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch như thế nào, những kết quả tích cực phải khẳng định, những vấn đề vướng mắc, bất cập phải chỉ rõ và kiến nghị các giải pháp, không đổ lỗi cho ai mà phải hết sức khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định”.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Ngày 21.4, Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình do Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Công ty TNHH MTV Thiên Hà Hòa Bình, Nhà máy xi măng Trung Sơn và Khu công nghiệp Lương Sơn.

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.