10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tại thị xã Hoài Nhơn, Bình Định

Bài 1: Nhất quán từ quan điểm đến hành động

Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" (Chỉ thị 40), bộ mặt nông thôn, ven biển và miền núi tỉnh Bình Định nói chung và thị xã Hoài Nhơn nói riêng đã có bước chuyển vượt bậc cả về đời sống vật chất, tinh thần. Kết quả ấy là cả quá trình nỗ lực, nhất quán từ tư duy tới hành động của hệ thống chính trị; là sự tâm huyết, hết mình vì những người yếu thế của các cán bộ tín dụng chính sách…

Từ Chỉ thị của Ban Bí thư

Hơn 20 năm triển khai, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã trở thành điểm tựa cho công tác giảm nghèo của tỉnh Bình Định nói chung, thị xã Hoài Nhơn nói riêng.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Hoài Nhơn Đặng Thị Hương khẳng định, Chỉ thị 40 và Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư đã thật sự đi vào cuộc sống và tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã xem việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch hoạt động thường xuyên.

Qua đó, quyết liệt huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho các chương trình tín dụng chính sách gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội giảm nghèo bền vững.

   Ảnh: Buổi giao ban hoạt động tín dụng chính sách giữa Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH phường Hoài Đức - Trần Văn Cường với các tổ chức nhận ủy thác. Ảnh: Đức Kiên
 Buổi giao ban hoạt động tín dụng chính sách giữa Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH phường Hoài Đức - Trần Văn Cường với các tổ chức nhận ủy thác. Ảnh: Đức Kiên

Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp thường xuyên quan tâm đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát xã hội đối với việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, thông qua việc lồng ghép hoạt động tín dụng với chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm.

Cùng với đó, chất lượng hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thị xã cũng được nâng lên rõ rệt. Công tác kiểm tra, giám sát tại cơ sở được quan tâm và thực hiện thường xuyên qua nhiều kênh đã kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện về địa điểm, phương tiện, an ninh, an toàn đối với các phiên giao dịch lưu động của NHCSXH tại Điểm giao dịch tại trụ sở UBND xã, phường giúp cho việc triển khai tín dụng chính sách xã hội được thuận tiện, nhanh chóng và ngày càng gần với dân hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của người dân.

Đến Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Chỉ thị 40 là việc huy động và tập trung nguồn lực; để bảo đảm có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo việc huy động và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tính đến 30.4.2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH thị xã Hoài Nhơn đạt 776,059 tỷ đồng, tăng 523,687 tỷ đồng so với năm 2014. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 590,017 tỷ đồng, tăng 352,776 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 76,03% tổng nguồn vốn; nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân đạt 85,383 tỷ đồng, tăng 72,028 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 11% tổng nguồn vốn. Đặc biệt, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 100,659 tỷ đồng, tăng 98,860 tỷ đồng, gấp 55 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị 40, chiếm 12,97% tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn ngân sách thị xã ủy thác 27,641 tỷ đồng, tăng 27,641 tỷ đồng so với thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị 40.

Nhờ có nguồn vốn ngân sách địa phương, 10 năm qua đã giải quyết việc làm cho 2.452 lao động, duy trì và khôi phục các làng nghề truyền thống, ổn định cuộc sống; giúp cho 290 lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ 616 hộ gia đình có vốn đầu tư tái đàn lợn hơn 2.000 con sau bệnh dịch tả lợn châu Phi, góp phần bình ổn giá lợn hơi trên địa bàn thị xã; giúp cho 198 lao động được vay vốn, tái đàn hơn 300 con bò sau dịch bệnh viêm da nổi cục; giúp cho 183 lao động, hộ gia đình có vốn đầu tư sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống sau dịch Covid-19; giúp cho 80 lượt lao động người tàn tật được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; giúp cho 670 hộ xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị.

Đến 20.6.2024 (sau nửa năm Nghị quyết 37/2023/NQ-HĐND có hiệu lực), tổng dư nợ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn đạt 16 tỷ đồng với khoảng gần 800 hộ gia đình người dân khu vực đô thị đang có dư nợ.

Đặc biệt, Nghị quyết 37/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bình Định ngày 6.12.2023 quy định đối tượng cho vay xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH, có thể coi là một điển hình trong các quyết sách của địa phương khi triển khai Chỉ thị 40 cũng như các chương trình tín dụng chính sách. Bởi đây là lần đầu tiên, Bình Định có một chính sách hỗ trợ tín dụng cho đối tượng không phải là hộ nghèo, cận nghèo hay gia đình chính sách nhưng rất hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ cao.

Được biết, Nghị quyết 37/2023/NQ-HĐND ra đời trong bối cảnh Hoài Nhơn mới được công nhận là thị xã với rất nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt, trong đó có chỉ tiêu người dân được sử dụng nước sạch. Đơn cử, thời điểm gần cuối năm 2023, tỷ lệ người dân của thị xã được sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường rất thấp, đạt 69%. Một trong những lý do khiến tỷ lệ này thấp là bởi chi phí cho các đường đấu nối nước từ nhánh chính đến các hộ dân rất cao, bà con không có đủ nguồn lực để thực hiện.

Tuy nhiên, với tâm huyết của những người làm tín dụng chính sách, vấn đề này đã được các cán bộ tín dụng NHCSXH Hoài Nhơn đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan chức năng. Kết quả, không chỉ người dân Hoài Nhơn mà bà con các khu vực đô thị trong toàn tỉnh đã được thụ hưởng sự hỗ trợ đặc biệt này.

Đời sống

Cán bộ NHCSXH luôn kiểm tra, động viên các hộ vay vốn
Đời sống

Bài 2: Dồn tâm huyết giúp dân

Có chiếc gậy chính sách là các chương trình tín dụng ưu đãi; có sức mạnh từ Chỉ thị số 40-CT/TW cùng với những khát khao đổi mới của đồng bào; cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã nhìn ra trong khó khăn, thách thức những cơ hội để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị học tập, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 cho hơn 200 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp lực lượng vũ trang tỉnh.
Đời sống

Nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên

Thời gian tới, các cấp ủy, chỉ huy các cấp, thành viên Ban Chỉ đạo Đề án 1371 cần tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); xác định đây là 1 trong những nhiệm vụ rất quan trọng, trực tiếp, thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai, thực hiện. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2022 - 2024) thực hiện Đề án 1371 do Ban Chỉ đạo Đề án 1371 tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức.

Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân bị bão lũ
Xã hội

Bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam hỗ trợ người dân bị bão lũ

Hưởng ứng tấm lòng và tình cảm sẻ chia tới bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ, những ngày qua, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam đã phát động chương trình “Hướng về đồng bào miền Bắc”, với tinh thần “Tương thân tương ái”, thông điệp “Kết nối triệu yêu thương”, kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên cùng chung tay đóng góp nhằm sẻ chia với người dân trước những tổn thất to lớn về người và vật chất do cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua gây ra.

Agribank Sơn La: Hiệu quả giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng
Xã hội

Agribank Sơn La: Hiệu quả giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng

Hoạt động từ năm 2019, đến nay, mô hình giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Chi nhánh TP. Sơn La đã giúp người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng và thụ hưởng các nguồn vốn ưu đãi về nông nghiệp, nông thôn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Tổ chức gần 1.500 cuộc tuyên truyền với 187.307 người tham dự
Xã hội

Tổ chức gần 1.500 cuộc tuyên truyền với 187.307 người tham dự

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá kết quả hoạt động công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Phan Thái Bình chủ trì cuộc họp.

Tránh bẫy lừa đảo khi chơi game trực tuyến
Đời sống

Tránh bẫy lừa đảo khi chơi game trực tuyến

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, việc các vật phẩm ảo có thể quy đổi thành giá trị tiền thật đã trở nên rất phổ biến. Điều này vô tình tạo cơ hội thuận lợi để các đối tượng xấu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

200 thành viên thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc
Xã hội

200 thành viên thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

UBND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước vừa tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn huyện năm 2024. Ông Nguyễn Lương Nhân, Phó Trưởng Ban dân tộc tỉnh; ông Bùi Đình Lợi, Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện; lãnh đạo phòng ban chuyên môn huyện đã tham dự.

Cùng người dân Yên Bái khắc phục hậu quả bão lũ
Đời sống

Cùng người dân Yên Bái khắc phục hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (bão Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 7 – 11.9 vừa qua. Với quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Tàu SAR 413 của Lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải lên đường trực tiếp thực thi nhiệm vụ cứu nạn. Ảnh: HH.
Đời sống

Cứu nạn tàu cá BV 99778 TS trên vùng biển Côn Đảo

Lúc 15 giờ10 phút ngày 19.9, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III thuộc Cục Hàng hải nhận được thông tin từ chủ tàu BV 99778 TS báo cho biết: vào lúc13 giờ 30 ngày 19.9.2024, tàu cá BV 99778 TS bị tàu hàng va chạm trên vùng biển Côn Đảo làm cho tàu cá bị chìm. Trên tàu có 14 thuyền viên, trong đó có 12 thuyền viên được các tàu cá BV 99359 TS và BV 99278 TS cứu lên tàu, hiện còn 2 thuyền viên chưa tìm thấy.

Cảnh giác trước các tin nhắn mời trải nghiệm TikTok phiên bản mới
Đời sống

Cảnh giác trước các tin nhắn mời trải nghiệm TikTok phiên bản mới

Thời gian gần đây, Ban quản trị ứng dụng TikTok đã đưa ra cảnh báo về một hình thức lừa đảo mới, dụ dỗ người dùng tải về phần mềm giả mạo có chứa mã độc. Với việc sở hữu lượng người truy cập vô cùng lớn, TikTok trở thành nền tảng thuận lợi để các đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Ngày hội hiến máu "Trung thu cho em 2024" đã thành công thu về được 2.077 đơn vị máu
Đời sống

Viết tiếp ước mơ cho bệnh nhi

Theo thống kê từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ngày hội hiến máu "Trung thu cho em 2024" đã thành công thu về được 2.077 đơn vị máu quý giá từ người dân Thủ đô. Hơn 2.000 đơn vị máu không chỉ đơn thuần là những con số mà đó còn là thành quả của sự nỗ lực bền bỉ từ ban tổ chức, tình nguyện viên của của chương trình.