Bác sĩ cảnh báo, cẩn trọng với hóc xương trong dịp lễ Tết

Mỗi dịp lễ Tết, mọi người đều mong muốn có những bữa tiệc sum vầy, quây quần bên gia đình và người thân. Tuy nhiên, trong niềm vui ấy lại tiềm ẩn một mối nguy hiểm mà nhiều người không để ý đến tình trạng hóc xương. Đây là tai nạn thường gặp, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua cho đến khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Hóc xương là gì?

Hóc xương là hiện tượng khi một miếng xương từ thực phẩm bị mắc kẹt lại trong thực quản, gây cản trở đường ăn từ miệng thực quản đến dạ dày. Dù đây là sự cố rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mức độ nguy hiểm và cách xử lý kịp thời.

ty.jpg

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hóc xương, nhưng lý do chủ yếu là do thói quen ăn uống như ăn cả thịt lẫn xương, ăn không cẩn thận, vội vàng trong các bữa tiệc hay không chú ý đến các miếng xương nhỏ trong thực phẩm, vừa ăn vừa uống rượu, vừa nói chuyện. Cùng với đó, trẻ nhỏ và người lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc nhai kỹ, khiến miếng xương dễ dàng mắc lại trong thực quản.

Đặc biệt, loại xương nguy hiểm nhất phải kể đến là xương gà “hóc xương gà, sa cành khế” do xương nhọn, khi chặt sẽ để lại nhiều đầu nhọn của ống xương vì thế rất dễ gây thủng và viêm vùng xương cắm nên hay gây biến chứng nếu không xử trí kịp thời.

df.jpg

Xử trí khi bị hóc xương

Khi bị hóc xương, hành động đầu tiên là không hoảng loạn. Điều này giúp mọi người có thể kiểm soát tình hình và tìm cách xử lý tốt hơn. Cụ thể:

- Tìm cách tự xử lý: Nếu mới bị hóc bạn có thể dùng thử nước ấm để nuốt hoặc nuốt cơm. Cách này có thể giúp xương trôi xuống dạ dày nếu xương cắm nông trong niêm mạc.

- Đến cơ sở Tai Mũi Họng ngay: Nếu các biện pháp trên không hiệu quả cần đưa người bị hóc đến ngay các cơ sở có chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc chuyên khoa tiêu hoá xử trí gắp xương sớm.

d.jpg

Bên cạnh đó, tình trạng hóc xương nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

- Tổn thương thực quản: Xương có thể làm rách niêm mạc thực quản, gây viêm nhiễm và đôi khi dẫn đến nhiễm trùng nặng.

- Tắc nghẽn đường thở: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và có thể đe dọa tính mạng nếu xương làm tắc nghẽn đường thở do xương quá to.

- Nhiễm trùng: Nếu xương bị mắc lại lâu trong cổ họng hoặc thực quản mà không được lấy ra, có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn tích tụ tại vị trí này.

Cách phòng tránh hóc xương

Để tránh bị hóc xương trong những bữa tiệc Tết, chúng ta cần chú ý một số điều cơ bản:

- Kiểm tra kỹ xương trong thức ăn: Trước khi ăn, hãy kiểm tra kỹ các loại thực phẩm có thể chứa xương như cá, gà, vịt… và cắt bỏ các miếng xương nhỏ để tránh nguy cơ hóc xương.

- Ăn từ từ, nhai kỹ: Việc ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nuốt phải xương mà không nhận ra.

- Không ăn vội vàng: Trong các bữa tiệc, hãy chú ý không ăn quá nhanh hoặc khi nói chuyện, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ hóc xương.

- Giám sát trẻ em và người lớn tuổi: Đặc biệt với trẻ em và người lớn tuổi, cần có sự giám sát kỹ càng trong các bữa ăn, bởi họ có thể dễ dàng nuốt phải xương mà không nhận thức được.

Mặc dù hóc xương là tai nạn thường gặp, nhưng nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, trong dịp lễ Tết, khi mọi người thưởng thức những món ăn ngon, hãy luôn chú ý đến việc kiểm tra xương trong thực phẩm và ăn uống cẩn thận.

Đồng thời, cẩn trọng trong mỗi bữa ăn chính là cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, giúp mọi người tận hưởng một mùa lễ Tết an lành và vui vẻ.

Sức khỏe

4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu
Sức khỏe

4 nguyên tắc vàng trong chăm sóc hệ tiết niệu

Rối loạn chức năng bàng quang và niệu đạo do tổn thương tuỷ sống có thể dẫn đến việc tồn dư nước tiểu trong bàng quang, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận. Thậm chí, đe doạ tính mạng.

 Nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn mới
Sức khỏe

Nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn mới

Sáng 20.12, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y Tế) tổ chức Hội thảo xây dựng Kế hoạch truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) giai đoạn mới nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và ngăn chặn sự xâm nhập của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán hát được điều trị tích cực tại bệnh viện E
Tin tức

4 nạn nhân vụ phóng hỏa quán hát được điều trị tích cực tại bệnh viện E

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội về công tác đáp ứng y tế, cấp cứu người bệnh liên quan đến vụ phóng hỏa tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm đêm ngày 18.12, hiện có 4 nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện E gồm 2 nữ và 2 nam. Trong đó 3 người bị suy hô hấp/ngộ độc khói và 1 người bị ngạt khí, bỏng độ 1.

PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Tin tức

PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Ngày 18.12.2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức thành công lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, qua đó đánh dấu bước tiến quan trọng đối với việc triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.