6 ý tưởng đột phá để Hà Nội đạt mục tiêu trở thành Thủ đô kết nối toàn cầu

Tại buổi làm việc, nghe báo cáo nghiên cứu giải pháp xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội đơn vị nghiên cứu đã trình bày tóm tắt báo cáo “Thành phố Hà Nội: Ý tưởng đột phá và chiến lược” sau hơn 2 tháng hợp tác nghiên cứu với các chuyên gia, nhà khoa học của Hà Nội. 

Bước đầu, nghiên cứu đã nhận diện được 6 ý tưởng đột phá giúp Hà Nội có thể đạt được mục tiêu trở thành Thủ đô kết nối toàn cầu, phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa và xã hội vào năm 2045 trên cơ sở những tiềm năng sẵn có.

6 ý tưởng gồm: Văn hóa và di sản; đô thị xanh và bền vững; sức hút đầu tư; kinh tế số, xã hội số; hạ tầng giao thông vận tải hiện đại và môi trường đáng sống.

Xuất phát điểm để xác định các ý tưởng đột phá, bao gồm: Bài học thực tiễn thành công và bài học kinh nghiệm từ các thành phố thủ đô trên thế giới, bảo đảm theo 5 trụ cột chiến lược; các chỉ số phát triển kinh tế và xã hội theo 5 trụ cột chiến lược; phân tích xuất phát điểm SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) cho Hà Nội; các lĩnh vực kinh tế ưu tiên của Hà Nội, các thành phố trực thuộc Thủ đô và các trụ cột chiến lược được ưu tiên (cần ưu tiên ý tưởng đột phá).

Xây dựng Thủ đô kết nối toàn cầu: Nhận diện 6 ý tưởng đột phá trên cơ sở tiềm năng sẵn có -0
Hà Nội có cơ hội phát triển nhảy vọt về các yếu tố hạ tầng, chất lượng cuộc sống và cải thiện sức hút đầu tư

Nghiên cứu khẳng định, Hà Nội có cơ hội phát triển nhảy vọt về các yếu tố hạ tầng, chất lượng cuộc sống và cải thiện sức hút đầu tư.

Trên cơ sở báo cáo, đại diện các sở, ngành, đơn vị cùng các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội để có thể đạt được mục tiêu trở thành Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, kết nối toàn cầu, phát triển hài hòa, thanh bình - thịnh vượng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải khẳng định, nhóm chuyên gia đã làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội trong quá trình nghiên cứu để đưa ra được các trụ cột chiến lược trong phát triển, từ đó đề xuất 6 ý tưởng đột phá cho Hà Nội.

Các thông tin đưa ra trong báo cáo là hữu ích cho Hà Nội, không chỉ trong việc làm quy hoạch, làm chiến lược mà cả trong quản lý. Đơn vị nghiên cứu tiếp thu ý kiến của chuyên gia, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các phân tích, đánh giá, phục vụ cho việc nhận diện, đưa ra các ý tưởng đột phá đặc sắc, phản ánh đúng đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao quá trình nghiên cứu giai đoạn 1 và kế hoạch dự kiến nghiên cứu giai đoạn 2. Trên cơ sở báo cáo kết quả, thành phố sẽ cân nhắc lựa chọn sử dụng các ý tưởng một cách hài hòa.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị tiếp tục nghiên cứu sâu hơn những vấn đề đã được đặt ra qua buổi làm việc, điển hình như việc chỉ ra những hạn chế cụ thể trong thu hút đầu tư của Hà Nội.

Trên đường phát triển

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. 

Phát triển đô thị xanh, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, là động lực phát triển chính của Thủ đô
Địa phương

Bài cuối: Một Hà Nội thanh lịch - nghĩa tình - văn minh

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô...

Lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau được các đối tác quốc tế đặc biệt quan tâm
Trên đường phát triển

Cà Mau: Tăng cường kết nối, giao thương với các doanh nghiệp quốc tế

Là tỉnh cực Nam của Việt Nam, Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành thủy sản và năng lượng tái tạo, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động của các doanh nghiệp quốc tế tại tỉnh Cà Mau có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững không chỉ cho tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô đồng bộ, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước

Thủ đô cần có vai trò đi trước, đi đầu trong việc thực hiện và hoàn thành sớm các kế hoạch, chiến lược phát triển đất nước; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…