Xử phạt Vietjet vụ diễn bikini trên chuyên cơ chở U23 Việt Nam

Cục Hàng không Việt Nam chính thức xử phạt hãng hàng không Vietjet sau sự việc người mẫu trình diễn bikini phản cảm trên chuyến bay của hãng chở đội U23 Việt Nam từ Thường Châu (Trung Quốc) về Nội Bài sau khi lập kỳ tích Á quân tại Giải vô địch U23 châu Á ngày 28.1 vừa qua.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức cuộc họp đánh giá, xác định nguyên nhân, xem xét trách nhiệm để xử lý vi phạm nhằm tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động hàng không dân dụng đối với Công ty Cổ phần hàng không Vietjet.

“Vietjet đã tổ chức sự kiện chúc mừng đội bóng và không xin phép Cục Hàng không Việt Nam. Việc tổ chức sự kiện trên chuyến bay VJ7269 của Vietjet mặc dù không làm mất an toàn chuyến bay nhưng có thể gây uy hiếp an toàn,” lãnh đạo Cục Hàng không khẳng định.

Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần hàng không Vietjet với mức phạt 40 triệu đồng theo điểm c, khoản 6, Điều 22 (Quyết định số 01/QĐ-XPVPHC ngày 29.1.2018 của Chánh thanh tra Cục Hàng không Việt Nam).

Cục cũng xử lý vi phạm đối với Công ty cổ phần hàng không Vietjet với hình thức khuyến cáo bằng văn bản được quy định tại Điều 15-Thông tư số 85/2015/TT-BGTVT ngày 31.12.2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hàng không.

Đối với cá nhân, Cục Hàng không xử phạt vi phạm hành chính đối với Tiếp viên trưởng chuyến bay VJ7269 ở mức 4 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm không báo cáo kịp thời cho cơ trưởng chuyến bay theo điểm a, khoản 3, Điều 15- Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30.10.2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng (Quyết định số 02/QĐ-XPVPHC ngày 29.1.2018 của Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam).

Xử lý vi phạm đối với Giám đốc điều hành với hình thức khuyến cáo bằng văn bản quy định tại Điều 16- Thông tư số 85/2015/TT-BGTVT ngày 31.12.2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hàng không.

Trước đó, trong các hình ảnh về chuyến trở về của các cầu thủ U23 Việt Nam ngày 28.1, xuất hiện những hình ảnh khiến dư luận "dậy sóng" khi những người mẫu ăn mặc hở hang đi lại trên máy bay và chụp ảnh chung với các cầu thủ, thành viên đội tuyển.

Sự việc nhanh chóng lan trên mạng xã hội và nhận các ý kiến trái chiều, đa số nhận định là phản cảm, lố bịch.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…