Cục Hàng không Việt Nam và Tổng Cục hàng không dân dụng Pháp hợp tác kỹ thuật

Ngày 9.4, tại Trụ sở Bộ Xây dựng, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) và Tổng Cục hàng không dân dụng Pháp (HKDD) đã tổ chức Lễ ký Phụ lục VI của Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật.

Dự lễ ký có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn; Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Ngài Olivier Brochet và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.

Thực hiện Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật (Thỏa thuận) giữa Cục HKVN với Tổng Cục HKDD Pháp đã ký ngày 24.5.2018 tại Paris.

2.jpg
Đại diện lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam và đại diện lãnh đạo Tổng Cục hàng không dân dụng Pháp ký Thỏa thuận

Để triển khai thực hiện Thỏa thuận, từ năm 2019 đến nay, hai bên đã ký kết 5 Phụ lục và tổ chức các cuộc họp Ủy ban điều hành thường niên và luân phiên tại Pháp và Việt Nam để xác định các hoạt động hỗ trợ cần thiết. Theo nội dung của các Phụ lục đã ký kết, Tổng Cục HKDD Pháp đã liên tục trợ giúp Cục HKVN nâng cao năng lực giám sát an toàn hàng không và trợ giúp Cục HKVN nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý hoạt động bay.

3.jpg
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng và đại diện Tổng Cục hàng không dân dụng Pháp trao biên bản Thỏa thuận

Sau khi họp trao đổi kỹ lưỡng, các bên thống Phụ lục VI tập trung vào các nội dung hợp tác sau:

- Kế hoạch chiến lược: Với nội dung này phía Pháp sẽ giúp Cục HKVN xây dựng kế hoạch chiến lược để ứng phó với sự tăng trưởng của ngành hàng không trong những năm tới.

- Hệ thống Giám sát: Với nội dung này, phía Pháp sẽ hỗ trợ Cục HKVN tăng cường các hoạt động giám sát liên quan đến các hãng hàng không, các tổ chức bảo dưỡng và giúp Cục HKVN tự đào tạo nội bộ các giám sát viên an toàn hàng không đồng thời hỗ trợ Cục HKVN trong quá trình chuyển đổi sang giám sát dựa trên rủi ro.

1.jpg
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet và các đại biểu trao đổi trước khi ký Thỏa thuận

- Chương trình An toàn hàng không quốc gia: Với nội dung này, Pháp sẽ giúp Cục HKVN thiết lập một chương trình hiệu quả giải quyết các rủi ro của hệ thống vận tải hàng không Việt Nam.

- Đào tạo kĩ thuật: Với nội dung này, Pháp sẽ cung cấp đào tạo kĩ thuật theo nhu cầu của dự án nhằm phát triển năng lực cho các giám sát viên an toàn của Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay.

Hiệp định vận chuyển hàng không giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pháp được ký ngày 14.4.1977. Hiện nay thị trường hàng không Việt Nam hiện có hai hãng hàng không là Vietnam Airlines (VNA) của Việt Nam và Air France (AF) của Pháp khai thác với tần suất như sau:

- Đường bay Hà Nội – Paris: Vietnam Airlines khai thác với tần suất trung bình 7 chuyến/tuần;

- Đường bay Sài Gòn – Paris: Vietnam Airlines khai thác với tần suất 4 chuyến/tuần; Air France khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần.

Sản lượng khai thác: Năm 2024, tổng số chuyến bay đạt 1,44 nghìn chuyến tăng 4,1% lần so với năm 2023, vận chuyển 37,6 nghìn khách tăng 3,4% với năm 2023 và 17,5 nghìn tấn hàng hóa tăng 9,4% so với năm 2023.

Giao thông

Tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Ngày 11.4, thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong 3 tháng đầu năm 2025, các tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gồm: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã phục vụ 18,41 triệu lượt phương tiện; công tác quản lý khai thác, vận hành bảo đảm thông suốt, an toàn.

Nỗ lực cho mục tiêu thông tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Giao thông

Nỗ lực cho mục tiêu thông tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Những chuyển động tích cực được ghi nhận trên công trường hai dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn). Các nhà đầu tư, nhà thầu đang nỗ lực ngày đêm cho mục tiêu thông tuyến 2 dự án trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.