Xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương -0

Xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 2.10, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XIII đã khai mạc, xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Kính thưa Trung ương; Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của toàn Đảng, toàn dân ta trước những kết quả, thành tích về các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đặc biệt là về một loạt những hoạt động đối ngoại quan trọng, sôi động, được dư luận trong nước và quốc tế rất quan tâm, hôm nay Ban Chấp hành Trung ương khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ tám của khoá XIII với nhiều nội dung rất cơ bản và quan trọng.

Cụ thể là Trung ương sẽ bàn và cho ý kiến kết luận về các vấn đề sau: (1) Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới. (2) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. (3) Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (4) Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (5) Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. (6) Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV; và một số vấn đề quan trọng khác.

Trước hết, tôi xin được thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đại biểu tham dự Hội nghị và xin gửi tới các đồng chí lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thưa các đồng chí,

Theo Quy chế làm việc, Văn phòng Trung ương Đảng đã gửi tài liệu để các đồng chí nghiên cứu trước. Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, xem xét, quyết định.

Xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương -0
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

1. Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024

Việc Trung ương xem xét, cho ý kiến về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024 được đặt trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, khó khăn, thách thức nhiều hơn, lớn hơn so với thời cơ, thuận lợi và so với dự báo, đã ảnh hưởng tiêu cực, rất nặng nề đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Trong khi ở trong nước, chúng ta vẫn phải tiếp tục đối mặt với "tác động kép" từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài đối với nền kinh tế có độ mở cao như nước ta, và những tồn tại, hạn chế, yếu kém nội tại, kéo dài từ lâu của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ và gay gắt hơn trong quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19.

Đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu thật kỹ Tờ trình và các Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, tập trung thảo luận, phân tích sâu những đặc điểm nổi bật của năm 2023, làm rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, những khó khăn, vướng mắc phải giải quyết, những thách thức phải tiếp tục vượt qua; chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm; dự báo những khả năng, những tình huống sắp tới, trước hết là từ nay đến cuối năm 2023 và năm 2024 với tinh thần thật sự khách quan, toàn diện. Chú ý đến những khó khăn, hạn chế đã và sẽ phải đối mặt như: Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ thị trường nước ngoài; thị trường tài chính - tiền tệ, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp còn khó khăn và tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn; sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn sau đại dịch Covid-19; một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật chậm được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hoặc chưa được thực hiện nghiêm minh; một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, né tránh giải quyết công việc thuộc thẩm quyền; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn phức tạp...

Từ đó, xác định rõ ràng, đúng đắn những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của những tháng còn lại của năm 2023 và cho năm 2024; trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024.

2. Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội

Trong 10 năm qua, đất nước ta đã phát triển, đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của Chế độ ta: Kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển ổn định và hài hoà hơn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên mọi miền đất nước được nâng lên; Việt Nam là một quốc gia đi đầu trong việc giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các chính sách xã hội không ngừng được hoàn thiện, từng bước nâng cao chất lượng, mức hỗ trợ và mở rộng diện bao phủ theo hướng công bằng, tiến bộ, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, cơ bản bảo đảm an sinh của người dân theo quy định của Hiến pháp. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi và tôn vinh đối với người có công. Thể chế thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; việc làm cho người lao động cơ bản được bảo đảm. Hệ thống y tế, giáo dục, an sinh và trợ giúp xã hội tiếp tục được kiện toàn và mở rộng. Quy mô, năng lực, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu được nâng lên; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội được Nhà nước ưu tiên đầu tư, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút sự tham gia của toàn xã hội...

Tuy nhiên, chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém, và nhìn chung chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ do Đại hội XIII của Đảng đề ra, chúng ta cần tập trung thảo luận làm rõ, tạo sự thống nhất cao về nhận định, đánh giá tình hình, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; sự cần thiết, đúng đắn của việc ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về vấn đề đặc biệt quan trọng này. Từ đó, phân tích, dự báo một cách có cơ sở khoa học về bối cảnh tình hình mới, yêu cầu, nhiệm vụ mới; xác định rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân trong thời kỳ mới.

Xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương -0
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng

3. Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Báo cáo tổng kết, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết mới của Trung ương đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, kết quả khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến của các địa phương, cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, nhà khoa học, và tiếp thu ý kiến chỉ đạo trực tiếp của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hoàn thiện. Trong đó, đã phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả, thành tựu đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đồng thời phân tích, dự báo bối cảnh tình hình mới; từ đó đề xuất quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu và chủ trương chính sách cần phải triển khai thực hiện trong thời kỳ mới theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đề nghị các đồng chí Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị nghiên cứu thật kỹ, phát biểu, thảo luận thật sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, sát hợp với tình hình. Chú ý phân tích, làm rõ, tạo sự thống nhất cao về bối cảnh tình hình mới, yêu cầu, nhiệm vụ mới, sự phát triển và thay đổi về nhu cầu, lợi ích của các giai tầng xã hội hiện nay; những kết quả, thành tựu chủ yếu cần tiếp tục được phát huy; những hạn chế, khuyết điểm cần sớm được khắc phục, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm được rút ra, và chủ trương, chính sách tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ đó, cho ý kiến về sự cần thiết, đúng đắn của việc ban hành Nghị quyết mới và những nội dung chủ yếu của dự thảo Nghị quyết về "Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc".

4. Về xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới

Như chúng ta đều biết, trong mọi thời đại và ở bất cứ quốc gia nào, đội ngũ trí thức luôn luôn là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Thế giới ngày nay đã, đang và sẽ đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen đối với sự phát triển nhanh và bền vững dưới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trí tuệ nhân tạo và một số thành tựu công nghệ mới có khả năng thay thế con người trên một số lĩnh vực, tạo ra khối lượng thông tin, tri thức khổng lồ và những hiệu ứng làm thay đổi cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, con người và lối sống.

Bối cảnh tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải quan tâm xây dựng, phát triển và phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí và sự đóng góp của đội ngũ trí thức nước nhà - Nguyên khí của quốc gia, đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đề nghị Trung ương nghiên cứu thật kỹ các tài liệu, tập trung thảo luận, cho ý kiến đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức, chỉ ra những kết quả chủ yếu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; phân tích, dự báo bối cảnh tình hình mới; từ đó đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đội ngũ trí thức; chú ý kế thừa những nội dung còn nguyên giá trị của Nghị quyết Trung ương 7 khoá X, và bổ sung, phát triển những nội dung mới, phù hợp với thời kỳ mới.

5. Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Cách đây 10 năm, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI đã ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới với sự đổi mới tư duy mạnh mẽ và có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp mang tính đột phá, khả thi cao. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết quan trọng này là việc làm hết sức cần thiết để Trung ương phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống tình hình và đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực đã và đang có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường. Đề nghị các đồng chí tập trung phân tích, đánh giá thật khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phân tích nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu. Chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm, phương châm, tư tưởng chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp nào đã được thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn, cần tiếp tục kiên trì, nghiêm túc thực hiện.

Đồng thời, cần phân tích thật thấu đáo bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, thấy rõ những biến đổi sâu sắc, diễn biến phức tạp, khó lường và dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới để kịp thời bổ sung, phát triển một số quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và điều chỉnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho phù hợp với tình hình mới. Tập trung làm rõ những thuận lợi, cơ hội cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức phải vượt qua để chủ động từ sớm, từ xa, trong mọi tình huống đều bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, cho ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới của Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

6. Về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV

Như chúng ta đều biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; và thực hiện lời dạy của Bác, Đảng ta lâu nay luôn luôn xác định: Cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độcông tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Và trong công tác cán bộ thì việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ.

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt đó của công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, ngày 07/7/2023 vừa qua, căn cứ vào quy chế làm việc và Quy định số 50-QĐ/TW, ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 17-KH/TW về xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031, trong đó xác định rõ các quan điểm, nguyên tắc; mục đích yêu cầu; tiêu chuẩn; số lượng và cơ cấu; đối tượng và độ tuổi; quy trình giới thiệu, phê duyệt quy hoạch và hồ sơ nhân sự; số lượng phát hiện, giới thiệu đưa vào quy hoạch...

Thời gian qua, trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong toàn hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã khẩn trương, nghiêm túc phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương rà soát, thẩm định, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, cho định hướng hoàn thiện thêm một bước dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV để trình Trung ương xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị lần này.

 Đề nghị các đồng chí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV.

Thưa các đồng chí,

Hội nghị Trung ương lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII từ nay đến hết nhiệm kỳ. Đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

______________________

* Đầu đề do Báo Đại biểu Nhân dân đặt

EMagazine

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Sự kiện nổi bật

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030

TS. NHỊ LÊ- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ mốc son 79 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, nhìn lại 40 năm đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.

titlecolor:2
Văn hóa

55 năm sáng ngời Di chúc

Trong kho tàng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những báu vật đặc biệt của quốc gia. Nếu như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam mới, được coi như những áng thiên cổ hùng văn, thì bản Di chúc của Bác Hồ lại là mẫu mực của những điều gửi gắm với một tình thương yêu vô bờ bến.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám
Chính trị

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 26.8, ngay sau khi thông qua các dự thảo Nghị quyết về công tác nhân sự, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Chính trị

Phải có giải pháp, thời hạn thực hiện cụ thể, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc: 

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”
Chính trị

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”

Lời Toà soạn: Sáng 8.8, tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc lần thứ 17 của Báo Đại biểu Nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

titlecolor:1
Chính trị

Phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 3.8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. 

Tại Hội nghị, căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng:

titlecolor:4
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo trí tuệ, bản lĩnh, hiện thân của sự gương mẫu

13 giờ 38 phút ngày 19.7.2024. Một trái tim lớn vừa ngừng đập!

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong mọi hoàn cảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cho thấy rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”
Đời sống

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”

Xin mượn dòng tâm thư đẫm nước mắt dành cho mẹ của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh từ chiến trường 81 ngày đêm khói lửa - Thành cổ Quảng Trị… để bắt đầu cho chuỗi cảm xúc chuyến “về nguồn” của Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân do Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền dẫn đầu, về với dải đất miền Trung giữa những ngày tháng 7 thiêng liêng… Trong suốt hành trình tri ân ấy, mang theo tấm lòng thành kính, Đoàn đến nhiều địa danh ghi dấu ấn lịch sử của một thời đạn bom khốc liệt, như: Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Hang Tám Cô, Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn…

titlecolor:1
Thời sự Quốc hội

Cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục định hướng cho Quốc hội không ngừng đổi mới và phát triển

TRẦN THANH MẪN- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời tòa soạn: Chiều nay, 16.7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt Cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân sự kiện quan trọng này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với tiêu đề: "Cuốn sách "Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục định hướng cho Quốc hội không ngừng đổi mới và phát triển".