Xác định rõ đối tượng tiềm ẩn rủi ro cháy, nổ cao để kiểm soát chặt ngay từ đầu

Tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, chiều nay, 19.6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng không nhân dân và dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. 

Xác định rõ đối tượng tiềm ẩn rủi ro cháy, nổ cao để kiểm soát chặt ngay từ đầu -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Phạm Thắng

Không chồng chéo với các luật hiện hành

Các đại biểu Quốc hội tại Tổ 13 nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và cho rằng, việc tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là cần thiết, đặc biệt là nhiệm vụ thể chế hóa nội dung về công tác cứu nạn, cứu hộ và xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho đến nay còn hết sức hạn chế, chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội tham gia. 

Về phạm vi điều chỉnh của dự luật, ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) bày tỏ hoàn toàn nhất trí với việc bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn, cứu hộ với 1 chương gồm 7 điều. Theo đại biểu, đây là nội dung mới so với Luật Phòng cháy, chữa cháy hiện hành. Thực tế cho thấy, hoạt động phòng cháy, chữa cháy luôn gắn liền với các hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Do đó, việc sửa đổi Luật lần này có bổ sung thêm nội dung về cứu nạn, cứu hộ là hết sức cần thiết. 

Tại báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, một số ý kiến đề nghị thể hiện rõ Luật này chỉ điều chỉnh đối với hoạt động cứu nạ, cứu hội do lực lượng Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện (trên cơ sở luật hóa quy định của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18.7.2017), tránh chồng chéo với quy định của pháp luật hiện hành như Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Phòng thủ dân sự, Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Đường sắt, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Biển Việt Nam...; đồng thời cũng tránh hiểu nhầm Luật này là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất về hoạt động cứu nạn, cứu hộ và điều chỉnh đối với mọi hoạt động cứu nạn, cứu hội. 

Xác định rõ đối tượng tiềm ẩn rủi ro cháy, nổ cao để kiểm soát chặt ngay từ đầu -0
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Phạm Thắng

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng, Điều 33 dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp này cũng đã xác định rất rõ hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi điều chỉnh của Luật này, trong đó, chỉ quy định đối với những sự cố, tai nạn xảy ra trong đời sống hàng ngày, có tác động trực tiếp làm hạn chế quyền con người, quyền công dân và theo quy định của Hiến pháp năm 2013 cần phải được quy định trong luật.

Theo đại biểu, những sự cố, tai nạn quy định trong Luật này là những sự cố, tai nạn chưa đến mức áp dụng chế độ về phòng thủ dân sự cũng như chưa áp dụng chế độ về rủi ro thiên tai theo các quy định của pháp luật có liên quan. "Khoản 2, Điều 13 dự thảo Luật cũng đã cũng xác định rõ, phân định rõ về phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Quy định cũng đã khá rõ ràng". Nêu quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cũng cho rằng, dự thảo Luật không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật chuyên ngành hiện nay đang thực hiện. 

Quy định phù hợp hơn về trách nhiệm người đứng đầu

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật, song ĐBQH Lê Minh Nam (Hậu Giang)   cũng đề nghị, cần xem lại thời gian vừa qua thì nguyên nhân cháy nổ, nguyên nhân xảy ra các sự cố cần phải cứu hộ, cứu nạn nằm ở đâu, qua đó, để thấy rõ hơn những vấn đề cần phải tập trung quan tâm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác này.

"Nhiều đại biểu đã phân tích, vấn đề cháy thường hay xảy ra ở khu chung cư, cháy ở khu người dân hoặc cháy ở các doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro cao. Vậy thì, chúng ta nên đưa nhóm đối tượng này vào nhóm đối tượng phải quan tâm hơn, đưa ra các quy định kiểm soát ngay từ đầu và làm sao vừa phòng ngừa, hạn chế cả vấn đề xảy ra cũng như bố trí các điều kiện để hạn chế tổn thất nếu xảy ra sự cố", đại biểu Lê Minh Nam đề xuất. 

Liên quan đến quy định về các hành vi cấm tại Điều 11 dự thảo Luật, theo đại biểu Lê Minh Nam, các hành vi bị cấm ở khoản 1 chủ yếu là cố ý gây cháy, nổ, tai nạn, sự cố có thể gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.

"Nếu hành vi cố ý gây cháy, nổ, tai nạn thì quá là phải nghiêm cấm rồi, nhưng còn có một thực trạng không phải cố ý nhưng cũng vi phạm các quy định như không tuân thủ quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ dẫn đến sự cố. Ví dụ, trong quá trình đốt rẫy hay hút thuốc ở các vị trí, khu vực không bảo đảm an toàn cháy nổ thì có xếp vào hành vi bị cấm không? Nếu không tuân thủ các quy định thì cũng dẫn đến những hậu quả, hệ lụy rất là lớn", đại biểu Lê Minh Nam nói. 

Về trách nhiệm chữa cháy, các đại biểu cho rằng, điểm b, khoản 1 Điều 24 dự thảo Luật đã quy định trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trở lên thì không cần thiết quy định trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm bảo đảm nguồn nước, chất, vật liệu chữa cháy, thông tin liên lạc và thực hiện biện pháp cơ bản trong chữa cháy thuộc phạm vi quản lý. 

Ở góc độ cũng là người đứng đầu một cơ quan, ĐBQH Nguyễn Văn Quân (Hậu Giang) cho rằng, quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 24 là quá tầm đối với người đứng đầu bởi khi xây dựng trụ sở thì phải có thiết kế xây dựng, thiết kế phòng cháy chữa cháy, rồi kiểm định, rồi nghiệm thu công trình.

"Bản thân tôi hay các thủ trưởng ngồi đây cũng đâu có rành về công suất điện hay về nguồn nước như thế nào đâu? Nếu mà quy định trách nhiệm khi sự cố xảy ra và bắt thủ trưởng đơn vị phải cung cấp đủ các nguồn nước là quá tầm của người đứng đầu vì không có chuyên môn", đại biểu Nguyễn Văn Quân nói. 

Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (24h giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung và Đền thờ Liệt sĩ tháp Trầm Hương
Chính trị

Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung và Đền thờ Liệt sĩ tháp Trầm Hương

Sáng ngày 1.4, Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dẫn đầu đã viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hòn Dung và Đền thờ Liệt sĩ tháp Trầm Hương nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Bỉ trên tất cả các lĩnh vực

Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao
Chính trị

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tập trung tham mưu, phục vụ Kỳ họp thứ Chín và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ

Sáng 1.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ đối với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu.