Thành phố Hồ Chí Minh

Vươn mình trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

TS. Đoàn Duy Khương

Bài ca “Như có Bác trong ngày đại thắng” vang lên hùng tráng trong thời khắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như báo hiệu thời điểm nước ta bước vào kỷ nguyên chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào dịp 100 năm thành lập nước. Cũng trong âm hưởng hào hùng ấy, chúng ta đón bình minh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 5.0, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) ở vị trí trung tâm. Đây chính là cơ hội lớn để các đô thị, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh vươn lên khẳng định vị thế mới.

Ứng dụng AI nâng tầm quản trị đô thị

Khu vực kinh tế đô thị hiện đóng góp tới 70% GDP cả nước, nhưng cũng đang đối mặt với không ít thách thức. Việc nâng tầm quản trị đô thị trở thành yêu cầu cấp thiết - không chỉ để tối ưu hóa nguồn lực xã hội, mà còn để kiến tạo hệ thống thể chế chính trị, pháp lý, tài chính linh hoạt, chính quyền địa phương tinh gọn, môi trường đầu tư minh bạch và cơ chế ra quyết định chính xác, hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, sự bùng nổ của AI có thể trở thành bước ngoặt mang tính cách mạng, giúp các thành phố vượt qua thách thức và vươn tới tầm cao mới. Có hai nguồn lực mà AI có thể nhanh chóng được ứng dụng để tạo ra đột phá phát triển trong quản trị đô thị, đó là nguồn lực xã hội và nguồn lực sản phẩm.

Trong nguồn lực xã hội, trước hết là môi trường đầu tư kinh doanh và quản trị đô thị. Tự động hóa thủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư, quản lý đô thị là cách sử dụng AI phổ biến nhất, vì đầu tư ít tốn kém nhất và dễ triển khai nhất. AI có thể tự động hóa hầu hết các quy trình này. Mọi đơn xin cấp phép có thể được điền hoặc xem xét chỉ trong vài phút. Dữ liệu có thể được chia sẻ từ cơ quan này sang cơ quan khác mà không cần sự giám sát của con người. AI cũng có thể tự động hóa hàng trăm nhiệm vụ thay thế cho con người, tiết kiệm thời gian và tiền bạc; do đó công chức có thể dành thời gian của mình cho các công việc chiến lược quan trọng với tầm nhìn lớn hơn cho thành phố.

n3-6469.jpg
TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước cơ hội chuyển mình mạnh mẽ, khẳng đinh vị thế của thành phố mang tên Bác trong cuộc cách mạng AI. Ảnh: Duy Linh

Đối với quan hệ cộng đồng, AI tăng cường mối quan hệ của chính quyền địa phương với cư dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tập hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân, doanh nghiệp để phản ánh với các cấp chính quyền. AI có thể giúp các thành phố trở nên dân chủ hơn, và sát với mô hình “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” hơn, bằng cách đơn giản hóa việc tiếp cận cả thông tin, dịch vụ.

Trong tương lai không xa, chúng ta có thể thấy cư dân hợp tác trong mọi loại dự án, AI sẽ tổng hợp những đóng góp của họ thành các khuyến nghị hiệu quả cho thành phố. Chúng ta cũng có thể hình dung các dịch vụ công năng động - không chỉ là chương trình sáp nhập và quy hoạch đô thị, mà còn là các chương trình xã hội, hoạt động thực thi pháp luật hoặc quy định xây dựng - thích ứng với thời gian thực và nhu cầu thay đổi của cư dân.

TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế của thành phố mang tên Bác trong cuộc cách mạng công nghệ AI, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Đây là công nghệ mũi nhọn, đột phá và cần phải có kế hoạch triển khai nghiên cứu phát triển, ứng dụng ngay vào những lĩnh vực hành chính công”.

Trong nguồn lực sản phẩm, “quyết định” là sản phẩm trí tuệ đặc biệt quan trọng, là điểm khởi đầu cho mọi hành động và là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm đầu ra trong quản trị và phát triển đô thị. AI không chỉ cung cấp khả năng xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ (Big Data), mà còn giúp các nhà quản lý nâng cao chất lượng ra quyết định, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đô thị bền vững.

Thực tế cho thấy, các đô thị lớn đang thu thập một lượng dữ liệu khổng lồ về môi trường sống - từ chất lượng không khí, tiếng ồn, lưu lượng giao thông, cho đến hoạt động xây dựng và tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên, do thiếu hụt về kỹ năng và nguồn lực, phần lớn kho dữ liệu này chưa được khai thác đúng mức. AI có thể khắc phục khoảng trống này nhờ vào khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, chi phí thấp và khả năng học hỏi, thích ứng không ngừng. Với việc tích hợp dữ liệu từ các nguồn như camera, cảm biến, khảo sát xã hội hay ngôn ngữ tự nhiên, AI giúp mô phỏng và dự báo xu hướng, đưa ra các đề xuất chính sách theo thời gian thực.

Một ví dụ điển hình là ứng dụng AI trong thiết kế mô hình giao thông công cộng (MRT) tại các khu vực trung tâm, giúp giảm thiểu ùn tắc, mở đường cho tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, trong lĩnh vực quy hoạch, các nhà nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã phát triển hệ thống quy hoạch đô thị ứng dụng AI có năng lực vượt trội, sánh ngang và thậm chí vượt qua các kiến trúc sư chuyên nghiệp, mở ra tương lai mới cho những thành phố thông minh toàn diện.

Gắn chiến lược AI với tầm nhìn phát triển

Là trung tâm kinh tế sôi động nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh hiện đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách quốc gia. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của thành phố xếp hạng 111 trong số 1.000 thành phố toàn cầu và giữ vị trí thứ ba tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), TP. Hồ Chí Minh vẫn đang đứng ở nhóm giữa, phản ánh dư địa cải cách còn rất lớn.

Dù còn nhiều thách thức, TP. Hồ Chí Minh đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế của thành phố mang tên Bác trong cuộc cách mạng công nghệ AI, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Đây là công nghệ mũi nhọn, đột phá và cần phải có kế hoạch triển khai nghiên cứu phát triển, ứng dụng ngay vào những lĩnh vực hành chính công”. AI có thể trở thành động lực mạnh mẽ giúp thành phố tinh gọn bộ máy hành chính, đổi mới phương thức phục vụ Nhân dân, từ đó mở rộng không gian sáng tạo, tăng hiệu quả quản trị và nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị.

Các nghiên cứu điển hình cho thấy có bốn yếu tố chính bảo đảm cho chiến lược ứng dụng AI thành công cho TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tiên là tầm nhìn. Theo đó, một chiến lược AI thành công cần gắn liền với tầm nhìn phát triển đô thị dài hạn rộng mở và xa hơn với hệ thống mục tiêu cùng các ưu tiên được xác định rõ ràng. Trước hết, cần bắt đầu bằng việc nhận diện những nhu cầu cấp thiết nhất của đô thị, từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp để phục vụ mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, AI không nên được triển khai chỉ vì mục tiêu phát triển công nghệ, càng không phải là một phong trào mang tính hình thức. AI là công cụ chứ không phải đích đến nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội và quản trị đô thị. Điều quan trọng là TP. Hồ Chí Minh cần xác lập tầm nhìn tổng thể, cùng các mục tiêu ưu tiên, sau đó nghiên cứu xem AI có thể giúp biến bức tranh đô thị tương lai ấy thành hiện thực như thế nào.

Thứ hai là giải tỏa nút thắt trong hệ thống. AI có thể cải thiện hiệu quả quản trị và mọi lĩnh vực của đời sống đô thị. Tuy nhiên, quá trình ứng dụng công nghệ này thường bị cản trở bởi những quy định rườm rà, tư duy bảo thủ hay động cơ lệch lạc. Chính vì vậy, trước khi kỳ vọng công nghệ thay đổi thành phố, bản thân thành phố cần thay đổi trước. Điều đó đòi hỏi một cuộc chuyển đổi từ bên trong, nơi chính quyền đô thị chủ động rà soát, xác định và loại bỏ những trở ngại đang ngăn trở đổi mới sáng tạo.

Lãnh đạo thành phố cần bảo đảm rằng tinh thần đổi mới phát triển mạnh mẽ ở mọi cấp chính quyền. Trước hết phải xây dựng một môi trường đô thị dân chủ, công bằng vì đổi mới sáng tạo thường là kết quả của tự do bình đẳng, và là khởi nguồn của sự thịnh vượng. Tiếp theo, phải xây dựng các nhóm chuyên trách về AI để giải quyết các nút thắt cụ thể trong hệ thống. Cuối cùng, phải kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh nhằm bảo đảm chiến lược được đi đúng hướng.

Thứ ba là quan hệ đối tác công - tư (PPP). Chính quyền thành phố với chức năng hành pháp mạnh mẽ cần xây dựng và phát huy mối quan hệ đối tác với khu vực tư nhân. Bởi lẽ, đối với công nghệ mới AI, các nhà nghiên cứu và công ty khởi nghiệp thường hiểu rõ hơn nhiều so với chính quyền địa phương. Chính quyền thành phố có thể kết nối các công ty khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu ở trường đại học để đẩy nhanh quá trình phát triển các sáng kiến ​​hướng đến cộng đồng. PPP đóng vai trò quan trọng đối với thành công, vì mỗi bên đều mang lại những phẩm chất bổ sung cho nhau.

Cuối cùng là nguyên tắc quản trị. Khi triển khai chiến lược AI, thành phố phải thực thi các nguyên tắc quản trị AI có trách nhiệm. Đầu tiên, các thành phố nên thành lập các hội đồng giám sát AI để kiểm tra các nguồn dữ liệu và thuật toán về độ chính xác, tính đại diện. Mọi hệ thống AI giao tiếp với cư dân phải được thử nghiệm để bảo đảm khả năng tiếp cận phù hợp. Thành phố cần phải có được sự đồng ý và bảo vệ quyền riêng tư của công dân; cũng như cần có sự tham gia của công dân trong suốt quá trình thực thi chiến lược.

Chắc chắn rằng, với người bạn đồng hành là trí tuệ nhân tạo, TP. Hồ Chí Minh, trong tầm nhìn kỷ nguyên vươn mình của đất nước, sẽ tiếp tục viết nên những trang sử phát triển rực rỡ; hướng tới trở thành trung tâm đô thị biển, logistics và tài chính hiện đại không chỉ trong khu vực mà còn vươn tầm thế giới. Để rồi, lời ca “ngày vui đại thắng” sẽ tiếp tục vang vọng trên bước đường thành công của thành phố mang tên Bác.

Công nghệ

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ
Công nghệ

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động 1.5, Viettel Telecom đã huy động gần 1.000 cán bộ kỹ thuật và bổ sung hàng trăm điểm phát sóng mới, đặc biệt tăng cường vùng phủ sóng 5G nhằm bảo đảm chất lượng mạng lưới phục vụ người dân, du khách và các hoạt động trọng điểm.

Số lượng sản phẩm được ứng dụng là “thước đo thành công" của Nghị quyết 57
Khoa học - Công nghệ

Số lượng sản phẩm được ứng dụng là “thước đo thành công" của Nghị quyết 57


Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển Đặng Huy Đông, “phần thưởng quan trọng nhất” của giới trí thức khoa học và công nghệ là sản phẩm được sử dụng, thay vì nằm trên giấy. Số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống chính là “thước đo” thành công của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Công an Bình Thuận tập huấn ứng dụng AI trong công tác quản lý
Quốc phòng - An ninh

Công an Bình Thuận tập huấn ứng dụng AI trong công tác quản lý

Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ chiến sỹ trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ các mặt công tác công an. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối tới 10 điểm cầu công an các địa phương.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Các học viên lớp tập huấn được trao giấy chứng nhận
Địa phương

Huyện nghèo ở Kon Tum ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ người dân tốt hơn

Trong nỗ lực hiện đại hóa tổ chức hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) - một trong những địa phương còn nhiều khó khăn, đang từng bước tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động công vụ. Đây là bước đi chủ động, thể hiện quyết tâm của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới xây dựng chính quyền số hiệu quả, gần dân và vì dân.

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
Công nghệ

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025. Năm nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi có tới 5 giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và vinh danh tại sự kiện.

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Khai trương Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ - đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số
Khoa học - Công nghệ

Khai trương Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học – công nghệ - đổi mới sáng tạo – chuyển đổi số

Ngày 9.4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) chính thức khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tại địa chỉ truy cập: https://nq57.mst.gov.vn.