Số lượng sản phẩm được ứng dụng là “thước đo thành công" của Nghị quyết 57


Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển Đặng Huy Đông, “phần thưởng quan trọng nhất” của giới trí thức khoa học và công nghệ là sản phẩm được sử dụng, thay vì nằm trên giấy. Số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống chính là “thước đo” thành công của Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Sáng 29.4, VUSTA tổ chức Hội thảo Vai trò của trí thức khoa học và công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tại hội thảo, các đại biểu đều bày tỏ tin tưởng, Nghị quyết số 57-NQ/TW sẽ tạo đột phá lớn cho sự phát triển đất nước trong bối cảnh mới; điều quan trọng là phải đưa Nghị quyết vào cuộc sống với các giải pháp, hành động cụ thể.

Sẽ xây dựng hệ thống dữ liệu chuyên gia

Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Khoa học và hợp tác quốc tế VUSTA Lê Công Lương cho biết, VUSTA đang xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, nhằm quán triệt Nghị quyết và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đẩy mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là động lực chính; phân công rõ nhiệm vụ, gắn với trách nhiệm với đánh giá thi đua.

20250429-085657.jpg
Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Khoa học và hợp tác quốc tế VUSTA Lê Công Lương phát biểu.

Cụ thể, trong năm nay, VUSTA sẽ xây dựng 4 đề án. Một là, Đề án Chuyển đổi số của Liên hiệp Hội Việt Nam, bao gồm: xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư thiết bị; triển khai Văn phòng điện tử (e-Office); xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung, bao gồm cơ sở dữ liệu chuyên gia; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý, điều hành; đào tạo nâng cao năng lực số; phát triển hệ thống điều hành trực tuyến.

Hai là, Đề án Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của Liên hiệp Hội Việt Nam; theo đó, thiết lập mạng lưới đổi mới sáng tạo; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; xây dựng chính sách thúc đẩy khoa học và công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển; đổi mới giải thưởng, hội thi, Olympic; xây dựng thư viện số tri thức khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế về đổi mới sáng tạo.

Ba là, Đề án Thúc đẩy hoạt động tư vấn, phản biện của Liên hiệp Hội Việt Nam, gồm các hoạt động: nâng cao chất lượng tư vấn, phản biện; xây dựng cơ chế hỗ trợ tư vấn, phản biện; mở rộng mạng lưới chuyên gia; ứng dụng công nghệ số trong tư vấn; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đồng thời nhân rộng mô hình tư vấn hiệu quả.

Bốn là, Đề án Thúc đẩy hoạt động phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ của Liên hiệp Hội Việt Nam, gồm các hoạt động: truyền thông chính sách khoa học và công nghệ, chuyển đổi số; tổ chức chương trình "bình dân học vụ số"; phát triển mô hình truyền thông khoa học và công nghệ; ứng dụng công nghệ số trong phổ biến tri thức; vinh danh cá nhân, tổ chức tiêu biểu...

Kinh phí thực hiện các đề án từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, lồng ghép từ nguồn các hoạt động hàng năm. Dự kiến, khi được thông qua, ngay trong năm 2025 VUSTA, sẽ triển khai Đề án về chuyển đổi số; 3 đề án còn lại sẽ triển khai trong giai đoạn 2026 – 2030.

20250429-084405.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Tạo lập môi trường lành mạnh cho sản phẩm khoa học và công nghệ

Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA Phạm Văn Tân đề xuất, Đảng, Nhà nước cần thể chế hóa nhiệm vụ giao cho VUSTA. Đó là phổ biến kiến thức; tư vấn, phản biện; nghiên cứu ứng dụng, triển khai khoa học và công nghệ vào cuộc sống; tôn vinh trí thức; hợp tác quốc tế. “Phải sớm có văn bản chính thức của Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cụ thể, như thế mới có cơ hội tiếp cận nguồn lực để triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ”.

Cũng theo ông Tân, cần nghiên cứu ban hành Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp và Luật Phổ biến kiến thức. Hiện, các nước ASEAN đều có Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp.

20250429-094601.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VUSTA Phạm Văn Tân phát biểu.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển Đặng Huy Đông cho rằng, “phần thưởng quan trọng nhất” của giới trí thức khoa học công nghệ là sản phẩm phải được sử dụng. Số lượng sản phẩm khoa học và công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống, được tham gia thị trường chính là “thước đo” thành công của Nghị quyết số 57-NQ/TW. Càng có nhiều nhà khoa học, nhà phát minh trở thành triệu phú, tỷ phú từ sản phẩm được thương mại hóa thì tất yếu đất nước sẽ cất cánh phát triển, ông Đông tin tưởng.

Muốn vậy, “không có gì ngoài thị trường, thị trường và thị trường; phải tạo lập thị trường lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng”. VUSTA cần có Chương trình thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ. Cùng với đó, cần có chính sách để khuyến khích nhà khoa học, trí thức, kể cả trong các cơ quan quản lý nhà nước, tinh thần đổi mới sáng tạo. Nếu mỗi sáng kiến chứng minh có hiệu quả sẽ được trích thưởng ở mức nhất định sẽ tạo thành phong trào làm giàu cho đất nước bằng trí tuệ, sự sáng tạo, ông Đông phát biểu.

Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao đề xuất, để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò của trí thức nhằm tạo sự thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống Liên hiệp Hội; khơi dậy tinh thần tự hào và trách nhiệm của trí thức khoa học và công nghệ. Cùng với đó, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển và sử dụng trí thức; có các mô hình hợp tác 3 bên (viện, trường - doanh nghiệp - Nhà nước) để thúc đẩy ứng dụng nghiên cứu khoa học; tránh tình trạng sử dụng trí thức mang tính hình thức.

Đặc biệt, theo ông Rao, cần phải xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho trí thức sáng tạo, thông qua phát triển các câu lạc bộ trí thức theo từng chuyên ngành để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; kết nối doanh nghiệp với nhà khoa học thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại công nghệ, sàn giao dịch công nghệ. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức; xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp, kỹ năng thực hành trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật mới nổi...

Khoa học - Công nghệ

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ
Công nghệ

Viettel tri ân khách hàng và tăng cường sóng 5G phục vụ dịp Đại lễ

Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động 1.5, Viettel Telecom đã huy động gần 1.000 cán bộ kỹ thuật và bổ sung hàng trăm điểm phát sóng mới, đặc biệt tăng cường vùng phủ sóng 5G nhằm bảo đảm chất lượng mạng lưới phục vụ người dân, du khách và các hoạt động trọng điểm.

Ảnh minh họa
Công nghệ

Cần quy định về nhà máy điện hạt nhân thiết kế trong nước

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đang thiếu loại hình nhà máy điện hạt nhân và lò nghiên cứu do tổ chức trong nước thiết kế. Nếu không có quy định cho loại hình này thì lúc cần sẽ phải đề nghị Quốc hội ban hành một cơ chế đặc biệt. Luật cần dự đoán được nhu cầu thực tế để không bỏ sót các loại hình hoạt động mà không có quy định điều chỉnh.

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
Công nghệ

Năm giải pháp số của Vietcombank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025. Năm nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong chuyển đổi số khi có tới 5 giải pháp được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và vinh danh tại sự kiện.

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5
Công nghệ

Viettel khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình Thực tập sinh tài năng - Viettel Digital Talent mùa thứ 5. Diễn ra thường niên từ năm 2021, chương trình dành riêng cho các tài năng công nghệ trẻ ngày càng mở rộng hơn về quy mô và chất lượng sinh viên tham gia. 

Nhân viên EVNHCMC hướng dẫn khách hàng cài đặt App EVNHCMC và thanh toán không dùng tiền mặt trên điện thoại thông minh
Công nghệ

Điện lực TP Hồ Chí Minh ứng dụng AI để phục vụ khách hàng

Trong quá trình đồng hành với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh trong 50 năm qua, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã không ngừng nỗ lực, từng bước áp dụng công nghệ số tiến tiến, hiện đại vào công tác kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu về điện của khách hàng “mọi lúc - mọi nơi - mọi việc”.

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan
Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số lĩnh vực hải quan

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hệ thống hải quan, hướng đến xây dựng mô hình hải quan số theo đúng định hướng của Chính phủ, Cục Hải quan vừa ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030.

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến
Khoa học - Công nghệ

Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng đột biến


Bất chấp nền kinh tế toàn cầu suy giảm và thị trường vốn thắt chặt, Việt Nam vẫn ghi nhận 2,3 tỷ USD vốn đầu tư được giải ngân qua 141 thương vụ trong năm 2024. Trong đó, vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) tăng 8 lần năm 2023 (từ 10 triệu USD lên 80 triệu USD).

Quang cảnh hội thảo
Công nghệ

Bộ Công an khởi động cuộc thi giải pháp công nghệ "Data for Life" mùa 3

Sáng 17.4, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) đã tổ chức Hội thảo khởi động cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá - Hack For Growth". Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4.2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.