"Chúng tôi có lý do chính đáng để nghi ngờ tính hiệu quả, minh bạch và vô tư của các cuộc điều tra đang được thực hiện ở một số khu vực tài phán quốc gia. Chúng tôi không thấy các đối tác của mình sẵn sàng hợp tác" - hãng tin TASS dẫn lời ông Nebenzya.
Ông Nebenzya cũng cáo buộc rằng rằng Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đã phớt lờ các thông tin liên lạc mà Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã gửi cho họ vào tháng 10.2022 về sự tham gia của các cơ quan từ Nga và PJSC Gazprom trong các cuộc điều tra" trong khi các yêu cầu liên quan của Tổng Văn phòng Công tố Liên bang Nga đã bị từ chối.
Nhà ngoại giao Nga nói thêm: "Vì chúng ta nói về một hành vi phạm tội được thực hiện bằng thiết bị nổ, khiến nó phải tuân theo Công ước quốc tế về ngăn chặn đánh bom khủng bố ngày 15.12.1997, chúng tôi hy vọng rằng tất cả các quốc gia có liên quan đến vụ việc, cụ thể là Mỹ, Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển sẽ thực hiện nghĩa vụ của họ theo văn bản này. Nhưng lãnh đạo của các quốc gia này không thể hiện bất kỳ ý chí chính trị nào hay đúng hơn là không có bất kỳ điều gì".
Ông Nebenzya cũng cáo buộc các cuộc điều tra của Đức, Đan Mạch và Thụy Điển chỉ nhằm bảo vệ Mỹ, bao gồm "che đậy dấu vết" và "minh oan".
"Với vụ phá hoại Nord Stream, cả động cơ lẫn thủ phạm hay phương pháp đều không gây ra bất kỳ nghi ngờ nào", Nebenzya nói thêm.
Theo Reuters, Đan Mạch, Đức và Thụy Điển đã ra một bản tuyên bố chung gửi HĐBA khẳng định rằng "các nhà chức trách Nga đã được thông báo về các cuộc điều tra đang diễn ra" bởi chính quyền quốc gia của họ, cho đến nay đã xác định rằng thiệt hại đối với các đường ống là do các vụ nổ mạnh do sự phá hoại. Hiện những cuộc điều tra này vẫn chưa có kết quả.
Đầu tháng này, Nhà Trắng đã khẳng định một bài đăng trên blog của một nhà báo điều tra cáo buộc Mỹ đứng sau các vụ nổ gây hư hại 2 đường ông Nord Stream là "hoàn toàn sai sự thật và hoàn toàn hư cấu".