Pháp luật về phòng, chống buôn người trên thế giới

Mỹ xây dựng hệ thống pháp lý nhiều cấp

Buôn bán người, bao gồm các hành vi lao động cưỡng bức, nô lệ tình dục hoặc bóc lột thương mại, vẫn là mối lo ngại nghiêm trọng trên toàn cầu. Tại Mỹ, việc chống lại hình thức nô lệ thời đại hiện nay luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà lập pháp ở cả cấp liên bang và tiểu bang. Trong những năm qua, pháp luật nhằm ngăn chặn, truy tố và hỗ trợ nạn nhân buôn người ở xứ sở cờ hoa đã phát triển đáng kể, phản ánh nhận thức ngày càng tăng về mức độ nghiêm trọng và phức tạp của vấn đề này.

Từ quy định chặt chẽ cấp liên bang...

Trong hai thập kỷ qua, Quốc hội đã thông qua một số dự luật nhằm huy động toàn bộ nguồn lực và sự quan tâm của chính quyền liên bang vào cuộc chiến chống lại tệ nạn trên. Trước hết là Luật Bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2000, trong đó trang bị nhiều công cụ, nguồn lực mới nhằm xóa bỏ các hình thức nô lệ hiện đại, tập trung vào 3 yếu tố quan trọng trong phòng, chống nạn buôn bán người là “bảo vệ, phòng ngừa và truy tố”.

Tiếp theo là Luật Bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2003, cải tiến các điều khoản hình sự liên bang chống lại nạn buôn người, cho phép nạn nhân nộp đơn kiện những kẻ buôn người ở tòa án quận. Luật cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải báo cáo thường niên với Quốc hội Mỹ về những nỗ lực của Chính phủ trong việc bảo vệ nạn nhân buôn bán người. Năm 2005, luật được sửa đổi, thiết lập chương trình thí điểm bảo vệ cho nạn nhân buôn người là trẻ vị thành niên, đồng thời cung cấp các chương trình tài trợ để hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật của tiểu bang và địa phương chống lại nạn buôn người…

Hạ viện Mỹ thông qua Chương trình hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn người năm 2022. Nguồn: Nền tảng X
Hạ viện Mỹ thông qua Chương trình hỗ trợ nạn nhân của nạn buôn người năm 2022. Nguồn: Nền tảng X

Năm 2008, Luật William Wilberforce về bảo vệ nạn nhân buôn người ra đời. Luật này cải tiến hơn nữa các công cụ sẵn có để buộc những kẻ buôn người phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, theo luật này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục sẽ được thêm vào lực lượng đặc nhiệm liên ngành giúp giám sát và chống lại nạn buôn bán người.

Luật Bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2013 tập trung một phần vào việc loại bỏ nạn buôn người khỏi chuỗi cung ứng hàng hóa. Mục tiêu là bảo đảm công dân Mỹ không sử dụng các đồ vật, sản phẩm hoặc tài liệu được sản xuất hoặc trích xuất bằng cách sử dụng sức lao động của nạn nhân buôn người.

Ngoài ra, Luật Công lý cho nạn nhân buôn người năm 2015, Luật Bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2017, Luật Frederick Douglass về phòng, chống và bảo vệ nạn nhân buôn người năm 2018 và phiên bản mới của luật này vừa được Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 2.2024.

… đến những nỗ lực quan trọng cấp bang

Bang California là một trong những ví dụ điển hình trong nỗ lực chống nạn buôn người ở cấp địa phương, đặc biệt liên quan đến trẻ vị thành niên. Thực tế, California đã ban hành luật mới áp đặt các hình phạt khắc nghiệt hơn đối với tội buôn bán trẻ em. Có hiệu lực từ ngày 1.1.2024, Luật Phòng, chống bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại coi hành vi này là "trọng tội nghiêm trọng". Theo đó, những kẻ bị kết tội sẽ phải đối mặt với án tù dài hơn và có thể bị kết án chung thân. Ở khung pháp lý trước đây, tội danh trên bị phạt tù lên tới 12 năm. Tuy nhiên, nếu hành vi phạm tội liên quan đến cưỡng bức, bạo lực, đe dọa hoặc gây tổn hại lớn về thể xác cho nạn nhân, hình phạt có thể tăng đến 15 năm tù.

Tháng 4.2024, Thống đốc bang Alabama Kay Ivey cũng ký phê chuẩn Luật Âm thanh tự do, nâng hình phạt đối với tội buôn người cấp độ một lên mức án bắt buộc là tù chung thân nếu nạn nhân là trẻ vị thành niên. Theo ông, “buôn bán trẻ vị thành niên là một trong những tội ác ghê tởm và đau lòng nhất ở Mỹ. Vì vậy, nếu trẻ vị thành niên - những người ít có khả năng tự vệ nhất - trở thành nạn nhân của bọn buôn người, thì những kẻ bị kết tội sẽ phải đối mặt với những hình phạt khắc nghiệt nhất”.

Mới đây, bang Florida ban hành luật mới nhằm vào các tiệm massage và người hành nghề chăm sóc sức khỏe. Có hiệu lực từ ngày 1.7 tới, Luật HB 7063 về chống buôn bán người trao cho Bộ Y tế của bang quyền đình chỉ giấy phép hoặc đóng cửa các tiệm massage và những người hành nghề chăm sóc sức khỏe lừa đảo bị nghi ngờ buôn người. Theo giới chức bang, văn bản pháp lý trên nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo đảm tuân thủ các quy định, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giải quyết các mối lo ngại liên quan đến nhập cư…

Quốc tế

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.