Vì sao nhà đầu tư thiếu mặn mà với dự án PPP?

Sau gần 3 năm triển khai Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), đến nay, ngoại trừ Bộ Giao thông Vận tải, một số lĩnh vực có nhu cầu đầu tư PPP như điện lực, xử lý chất thải vẫn chưa có văn bản hướng dẫn ở cấp thông tư, dù Thủ tướng đã có Chỉ thị 30/CT-TTg đốc thúc từ tháng 11.2021 với hạn chót thực hiện là quý II.2022.

Vướng mắc lớn nhất là chậm ban hành văn bản hướng dẫn

Chánh Văn phòng PPP, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Linh Giang cho biết, sau gần 3 năm Luật PPP có hiệu lực, đến nay, có 10 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư, 14 dự án đang triển khai các bước chuẩn bị chủ trương đầu tư. Ngoài ra, 139 dự án PPP được triển khai trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực vẫn đang tiếp tục thực hiện hợp đồng. Nhìn chung, các dự án mới vẫn chủ yếu ở lĩnh vực giao thông. Tiến độ chuẩn bị của các dự án mới còn chậm, số lượng nhà đầu tư quan tâm dự án thông qua khảo sát vẫn còn hạn chế.

Có nhiều nguyên nhân khiến nhà đầu tư thiếu mặn mà với các dự án PPP trong 3 năm qua. Trong đó, “điểm nghẽn lớn nhất” là việc “chậm ban hành các văn bản hướng dẫn” - nhóm nghiên cứu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ ra trong Báo cáo “Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư tại Việt Nam hiện nay: rào cản và giải pháp” công bố mới đây. Điểm nghẽn này sẽ còn ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án PPP cả trong thời gian tới.

Cụ thể, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI, đại diện nhóm nghiên cứu, chỉ rõ: Luật PPP có hiệu lực từ ngày 1.1.2021, nhưng phải đến cuối tháng 3.2021, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 28/2021/NĐ-CP7 quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Nghị định số 35/2021/NĐ-CP8 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP. Các văn bản hướng dẫn khác của Luật PPP cũng được ban hành khá chậm.

Ảnh minh họa ITN
Nguồn: ITN

Ngày 23.11.2021, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg nhằm đẩy mạnh triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trong đó đốc thúc các bộ, ngành ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có Bộ Giao thông Vận tải ban hành các thông tư hướng dẫn về đầu tư theo PPP đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ mình. Một số lĩnh vực có nhu cầu đầu tư PPP như điện lực, xử lý chất thải vẫn chưa có văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ở cấp thông tư.

Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH VietthinkNguyễn Thanh Hà xác nhận, đang có tâm lý chờ đợi cho đến khi có khung pháp lý chi tiết hơn. Theo đó, mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 đã nhất thể hóa các quy định hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư PPP, nhưng các quy định hướng dẫn thi hành Luật và các quy định có liên quan vẫn nằm ở nhiều văn bản khác nhau, dẫn đến khó khăn trong thực hiện. Ngoài Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành mẫu Hợp đồng BOT kèm theo Thông tư số 09/2022/TT-BGTVT thì các bộ chuyên ngành khác vẫn chưa xây dựng xong và chưa chính thức ban hành các thông tư hướng dẫn cũng như mẫu Hợp đồng dự án PPP.

Cũng theo bà Hà, chính bởi việc thiếu hướng dẫn cụ thể thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và thiếu các mẫu hợp đồng đã làm giảm sự hấp dẫn của các dự án, khiến các nhà đầu tư chưa cảm thấy an tâm khi lựa chọn phương thức này - nguyên nhân khiến các dự án PPP khá vắng bóng thời gian qua.

Cần chia sẻ rủi ro nhiều hơn với khu vực tư nhân

Theo các chuyên gia, để Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực sự đi vào cuộc sống, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về PPP. Trước hết, các bộ chuyên ngành cần đẩy nhanh việc ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện dự án PPP ở từng lĩnh vực; hướng dẫn cụ thể việc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng PPP, hồ sơ mời thầu, xây dựng tiêu chí chấm thầu và lựa chọn nhà đầu tư trong từng lĩnh vực.

Nhà nước cũng cần chia sẻ rủi ro nhiều hơn với khu vực tư nhân thông qua các biện pháp bảo lãnh và bảo đảm phù hợp với đặc thù về khả thi tài chính và thương mại của từng dự án. Trong quá trình chuẩn bị dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành khảo sát tham vấn thị trường để tìm hiểu nguyện vọng của các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, qua đó, xây dựng các cấu trúc hợp đồng PPP phù hợp. “Nhà nước cần nhìn nhận bảo lãnh không phải là một ân huệ dành cho nhà đầu tư tư nhân, mà là một cơ chế thay thế cho việc đầu tư trực tiếp nhưng có hiệu quả chi phí tốt hơn”, nhóm nghiên cứu của VCCI đề xuất.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung xây dựng và hoàn thiện các Thông tư hướng dẫn về dự án PPP và các mẫu Hợp đồng dự án PPP, đặc biệt là các mẫu hợp đồng BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao) và O&M (kinh doanh - quản lý) - tiền đề rất quan trọng bảo đảm việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo, Luật sư Nguyễn Thanh Hà đề nghị, đối với lĩnh vực về năng lượng, môi trường, năng lượng tái tạo, nên đưa các quy định về khuyến khích đầu tư theo phương thức PPP trực tiếp vào các luật chuyên ngành.

Góp ý cụ thể, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, để bảo đảm tính ổn định của hợp đồng dự án PPP, tạo yên tâm cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, pháp luật về PPP cần phải ghi nhận nguyên tắc nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được bảo lưu và được hưởng các quy định có lợi hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng như một nguyên tắc cốt lõi chi phối hợp đồng dự án PPP; có các quy định, cơ chế cho phép Nhà nước và nhà đầu tư được đàm phán, đưa các quy định cụ thể về nguyên tắc bảo đảm đầu tư, các nguyên tắc về bảo lưu, hưởng ưu đãi đầu tư vào trong Hợp đồng dự án.

Mặt khác, cần xem xét nới tỷ lệ vốn tham gia của Nhà nước trong các dự án PPP (hiện không vượt quá 50%); có quy định rõ ràng và nhất quán về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và bố trí nguồn vốn đầu tư; quy định rõ ràng về cơ chế, trách nhiệm hỗ trợ tài chính, thanh toán và chia sẻ rủi ro doanh thu… để góp phần thu hút nhà đầu tư vào các dự án PPP.

Kinh tế

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Doanh nghiệp

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai
Doanh nghiệp

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai

Ngày 1.9.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay sau đó, ngày 9.11.1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nhằm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt, chi trả tiền bảo hiểm.

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm
Doanh nghiệp

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm

Đón đầu nhu cầu tài chính cấp thiết phục vụ đời sống cũng như sản xuất kinh doanh mùa cuối năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt” dành cho khách hàng cá nhân để góp phần kết nối khách hàng với nguồn vốn dồi dào bằng chi phí sử dụng vốn cạnh tranh cùng dịch vụ chăm sóc tận tâm.

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 10,58 tỷ hóa đơn điện tử
Kinh tế

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 10,58 tỷ hóa đơn điện tử

Thông tin về tình hình thực hiện công tác thuế tháng 10.2024, Tổng cục Thuế cho biết, tính lũy kế đến cuối tháng 10, số lượng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 10,58 tỷ hóa đơn, trong đó 2,59 tỷ hóa đơn có mã, hơn 6,97 tỷ hóa đơn không mã, hơn 1,97 triệu hóa đơn theo lần phát sinh và hơn 1 tỷ HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

Vietnam Airlines
Tài chính

Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước - nhìn từ thực tiễn Vietnam Airlines

Đó là nội dung của cuộc hội thảo tới đây (ngày 10.11), do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - từ thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines”.

Tạo giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước
Kinh tế

Tạo giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước

Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa bao nhiêu phần trăm không quan trọng bằng hàm lượng công nghệ đóng góp cho chuỗi giá trị là bao nhiêu. Đóng góp vào hàm lượng công nghệ cao trong từng sản phẩm mới thật sự là ý nghĩa sâu xa mà công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần hướng tới.

Bước đột phá cho lối sống năng động
Doanh nghiệp

Bước đột phá cho lối sống năng động

Ngày 24.10.2024 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Garmin Pay chính thức được tích hợp trên tất cả các thẻ quốc tế Eximbank Mastercard. Đây là bước tiến vượt bậc, đưa Eximbank trở thành ngân hàng thứ 10 tại Việt Nam triển khai Garmin Pay và ngân hàng thứ 4 hợp tác với tổ chức thẻ Mastercard cho phương thức thanh toán không tiếp xúc này. Thông qua Garmin Pay, Eximbank không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán tiện lợi mà còn nhắm đến nhóm khách hàng năng động, yêu thích thể thao và công nghệ trong cuộc sống hiện đại.

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt
Doanh nghiệp

Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Ngày 17.11 tới đây, sự kiện “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt” với điểm nhấn talkshow “Sở hữu nhà ở xã hội từ giấc mơ đến hiện thực” sẽ được Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý và Đại biểu Quốc hội nhằm tháo gỡ vướng mắc, cung cấp thông tin hữu ích về thủ tục quy trình mua nhà ở xã hội để sớm hiện thực hóa đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội của Chính phủ.

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu
Thị trường

SEMIExpo Viet Nam 2024 - bước tiến quan trọng trong nỗ lực tham gia chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu.

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
Doanh nghiệp

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình nông dân tại tỉnh Đồng Tháp tham gia "Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai "Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao". 

Nestlé Việt Nam được vinh danh “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024
Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam được vinh danh “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Tại giải thưởng MMA Smarties Việt Nam 2024 diễn ra ngày 5.11, Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” nhờ vào việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu hiệu quả, tạo nên các chiến lược tiếp thị sáng tạo và thành công trên các nền tảng số.