Vi phạm quy định về sản xuất phân bón có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Theo quy định tại Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ, hành vi vi phạm hành chính về phân bón bị phạt tới 100 triệu đồng.

Vi phạm hành chính về phân bón bị phạt tới 200 triệu đồng -0
Ảnh minh họa/ITN

Theo đó, đối với các hành vi vi phạm về sản xuất phân bón, tại Điều 21 của Nghị định quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; Không thực hiện báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón định kỳ hàng năm trong 2 năm liên tiếp hoặc không thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Không có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 mà không có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất ra (trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón).

Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học. 

Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu; Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng.

Đối với hành vi vi phạm quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón sẽ bị phạt: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Phạt tiền từ 60 – 70 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.

Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 90 – 100 triệu đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp sản xuất phân bón để nghiên cứu, khảo nghiệm; phân bón sản xuất trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm, chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong thời gian thực hiện dự án, chương trình) hoặc phân bón có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100 triệu đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

Vi phạm hành chính về phân bón bị phạt tới 200 triệu đồng -0
Kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Ảnh: ITN

Bên cạnh đó, đối với hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón, Điều 22 quy định phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Buôn bán phân bón trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018 trong quá trình hoạt động.

Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi buôn bán phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc phân bón đã bị hủy bỏ quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.

Tin tức

TP. Hồ Chí Minh tăng cường ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn, bảo đảm an ninh dịp Tết Ất Tỵ
Tin tức pháp luật

TP. Hồ Chí Minh tăng cường ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn, bảo đảm an ninh dịp Tết Ất Tỵ

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều kế hoạch, phương án cụ thể cho các sự kiện lớn. Đồng thời, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bắt giữ các đối tượng, tàu khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng
Tin tức pháp luật

Bắt giữ các đối tượng, tàu khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Chiều 15.1, đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa vừa phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương; Tây Ninh và Công an huyện Hớn Quản (Bình Phước) tổ chức kiểm tra, bắt giữ các đối tượng, phương tiện khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng
Tin tức pháp luật

Quảng Bình: Bắt đối tượng lừa đảo chạy án, chiếm đoạt hơn 640 triệu đồng

Ngày 10.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Văn Bắt (SN 1988) trú tại xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi (Cà Mau); tạm trú tại phường 8, quận Gò Vấp (TP. Hồ Chí Minh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.