TP. Hồ Chí Minh tăng cường ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn, bảo đảm an ninh dịp Tết Ất Tỵ

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều kế hoạch, phương án cụ thể cho các sự kiện lớn. Đồng thời, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

cong-an-tp-hcm.jpg
Công an TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cường kiểm tra xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Công an TP. Hồ Chí Minh đã tập trung tăng cường nắm bắt tình hình, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm như hình sự, kinh tế, ma túy. Đồng thời, công tác kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy được đẩy mạnh, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lực lượng chức năng cũng bảo đảm sẵn sàng phương tiện phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng cấm như pháo nổ, vũ khí, chất nổ được triển khai mạnh mẽ. Công an thành phố cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát, điều hòa giao thông, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong những ngày cao điểm.

Trong bối cảnh tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, đặc biệt trong dịp Tết, Công an thành phố đã triển khai các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người dân trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi.

Các hình thức lừa đảo phổ biến bao gồm: Gọi điện thoại qua tổng đài ảo (VOIP) để thông báo trúng thưởng, nhận quà; lừa đảo qua vay tín chấp, nâng hạn mức tín dụng thẻ; giả danh cơ quan chức năng yêu cầu cập nhật thông tin qua đường link hoặc phần mềm giả mạo; tuyển dụng cộng tác viên làm việc online; kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, vàng hay vé máy bay, vé tàu giá rẻ; giả mạo zalo, facebook nhắn tin mượn tiền.

3.jpg
Các thông tin cảnh báo về tội phạm trên ứng dụng VNEID

Để đối phó, Công an thành phố phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện nhiều giải pháp như: Đưa thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo và quy tắc “6 không” bảo vệ người dùng trên ứng dụng VNEID, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin lừa đảo, mở rộng tuyên truyền trên mạng xã hội nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của người dân.

Công an thành phố kiến nghị Bộ Công an tham mưu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số, tiền ảo; đăng ký, quản lý sim điện thoại, tài khoản ngân hàng, ví điện tử; cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Để bảo vệ bản thân và gia đình, người dân được khuyến khích đăng ký, sử dụng các ứng dụng như tài khoản định danh điện tử “VNEID”, ứng dụng “Help 114”. Đây là nguồn cung cấp thông tin cảnh báo tội phạm và kiến thức hữu ích giúp người dân nâng cao cảnh giác trong dịp Tết.

Người dân TP. Hồ Chí Minh hãy chung tay cùng lực lượng chức năng bằng cách tuân thủ pháp luật, nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ an toàn cho chính mình trong mùa Tết năm nay.

Tin tức pháp luật

Lực lượng chức năng mặc áo bảo hộ khi tiến hành kiểm tra. Ảnh: C04
Quốc phòng - An ninh

Khởi tố 10 đối tượng trong vụ xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 10 đối tượng về tội “Sản xuất trái phép chất ma túy”, tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu cấu kết với các đối tượng người Việt Nam.

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt
Quốc phòng - An ninh

Vụ người thợ hồ bị đánh thương tật 46%: Bị cáo kêu oan, bị hại yêu cầu tăng hình phạt

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án người thợ hồ bị đánh thương tật 46% ở TP. Hồ Chí Minh, cả 3 bị cáo đều kháng cáo kêu oan, bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng tiền bồi thường. Sau phần xét hỏi, HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa để xem xét thêm các tài liệu chứng cứ.

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu
Tin tức pháp luật

Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội: Xử phạt quá nhẹ sẽ nhờn luật, tạo tiền lệ xấu

Thời gian qua, việc quảng cáo sai sự thật vẫn diễn ra phổ biến, nhất là tình trạng người nổi tiếng quảng cáo theo "đặt hàng" vì lợi nhuận mà thổi phồng các công dụng, thành phần của sản phẩm để bán được nhiều đơn hàng. Phải chăng đã đến lúc cần phải xử lý nghiêm, hạn chế tình trạng này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Xử phạt chủ tài khoản tiktok bình luận "phân biệt địa phương"
Quốc phòng - An ninh

Xử phạt chủ tài khoản tiktok bình luận "phân biệt địa phương"

Tối 8.3, thông tin từ Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với T.D.T. (trú tại phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) do có bình luận nội dung khiếm nhã, phân biệt địa phương trên mạng xã hội tiktok.