Giám đốc Đại học Huế Lê Anh Phương bị khởi tố, bắt giam

Ông Lê Anh Phương Giám đốc Đại học Huế bị khởi tố, bắt giam do liên quan đến các sai phạm khi còn là Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế.

Ngày 18.1, nguồn tin từ Viện KSND TP. Huế xác nhận, cơ quan này vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam của Cơ quan CSĐT Công an TP. Huế đối với Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

Vào sáng cùng ngày, lực lượng chức năng cũng đã tiến hành khám xét nơi làm việc của ông Phương tại trụ sở Đại học Huế (số 3 Lê Lợi, TP. Huế).

pgs-le-anh-phuong-2421.jpg
Ông Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế bị bắt giam để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Ảnh: CTV

Được biết, sai phạm của ông Lê Anh Phương xảy ra trong thời gian ông này giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế).

Thời điểm trước khi bị bắt tạm giam, ông Lê Anh Phương có đơn gửi Đại học Huế và các trường đại học thành viên thông báo về việc bản thân xin nghỉ ốm; ủy nhiệm cho ông Bùi Văn Lợi - Phó Giám đốc Đại học Huế, quyền điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này.

Ông Lê Anh Phương (sinh năm 1974, quê tại Quảng Bình), tốt nghiệp Cử nhân ngành Toán học tại Trường Đại học Sư phạm Huế, sau đó học thạc sĩ, tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Từ tháng 12.2016 đến tháng 5.2022, ông Lê Anh Phương giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Năm 2017, ông Phương được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư.

Tháng 7.2022, ông Lê Anh Phương được Bộ GD-ĐT bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Huế, nhiệm kỳ 2021-2026.

Pháp luật

Vì sao Chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II lại đề nghị triệu tập họp HĐQT sau khi bị Tòa tuyên hủy 2 nghị quyết ban hành trái quy định?
Pháp luật

Vì sao Chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II lại đề nghị triệu tập họp HĐQT sau khi bị Tòa tuyên hủy 2 nghị quyết ban hành trái quy định?

Sau khi TAND huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) tuyên huỷ 2 nghị quyết của Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Tân - chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II-Bita’s vì ban hành trái quy định, 3 thành viên HĐQT của công ty này đã đề nghị triệu tập cuộc họp để thông qua/không thông qua nhiều nội dung mà trước đó bà Lai Kim với chức danh Chủ tịch HĐQT đã ký ban hành.

Kịp thời thẩm định các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy
Pháp luật

Kịp thời thẩm định các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy

Kịp thời thẩm định, đảm bảo chất lượng các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của các cơ quan, nhất là các văn bản, đề án phục vụ sắp xếp tổ chức, bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo hành lang pháp lý để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần “tinh, gọn, mạnh”. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp trong quý I.2025.

Bắt giữ các đối tượng, tàu khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng
Pháp luật

Bắt giữ các đối tượng, tàu khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng

Chiều 15.1, đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa vừa phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương; Tây Ninh và Công an huyện Hớn Quản (Bình Phước) tổ chức kiểm tra, bắt giữ các đối tượng, phương tiện khai thác cát trái phép trên hồ Dầu Tiếng.

Trung tâm Trọng tài Thương mại HTA bác yêu cầu khởi kiện hủy hợp đồng nguyên tắc của chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II
Pháp luật

Trung tâm Trọng tài Thương mại HTA bác yêu cầu khởi kiện hủy hợp đồng nguyên tắc của chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II

Trung tâm Trọng tài Thương mại HTA đã ban hành Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số MB.25.24 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Bình Tân (chủ đầu tư Dự án KCN Hàm Kiệm II-Bita’s, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai. Phán quyết trọng tài đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện hủy hợp đồng nguyên tắc của chủ đầu tư KCN Hàm Kiệm II-Bita’s.

Các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong 620.657 việc
Pháp luật

Tiên phong xây dựng, cải cách và hoàn thiện pháp luật

Cùng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, toàn ngành tư pháp đã đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực vượt qua những khó khăn, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng vào các thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội; cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2024 của Bộ Tư pháp.

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý cho trưởng ấp, cán bộ chi hội đoàn thể, người có uy tín trong cộng đồng tại huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng
Pháp luật

Nâng cao năng lực trợ giúp viên pháp lý

Trong những năm gần đây, việc giao chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho các trợ giúp viên pháp lý đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Chỉ tiêu vụ việc không chỉ góp phần quan trọng trong việc quản lý hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý, mà còn là yếu tố then chốt bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các nhóm yếu thế trong xã hội.