Làm rõ chủ thể bảo vệ, phát huy di sản văn hóa

Sáng 12.3, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trong đó nhấn mạnh cần làm rõ chủ thể trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. 

Tại hội nghị, đa số chuyên gia đánh giá cao dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 9 chương, 101 điều, tăng 3 chương, 22 điều so với Luật hiện hành. Dự thảo Luật thể hiện trách nhiệm, nghiêm túc, cố gắng của ban soạn thảo.

Các ý kiến tập trung phản biện về những quy định liên quan đến quyền con người trong dự thảo Luật, như quyền hưởng thụ, tiếp cận và sử dụng các di sản văn hóa; quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa của tổ chức, cá nhân...

Làm rõ chủ thể trong khai thác, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa -0
Hội nghị phản biện xã hội đối với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) ngày 12.3

Cùng với đó là quy định về các loại hình di sản văn hóa vật thể; việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa do Nhà nước quản lý; di sản văn hóa do tư nhân quản lý. Cụ thể, dự thảo Luật định nghĩa "di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở Việt Nam".

Theo PGS.TS Bùi Xuân Đức, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiểu và quy định đối tượng và phạm vi điều chỉnh như vậy chưa đầy đủ và chuẩn xác. Việc coi di sản văn hóa là một loại tài sản, sản phẩm là đúng nhưng chia thành 3 loại, nhất là tách di sản tư liệu thành một loại di sản riêng là chưa đúng, vì di sản tư liệu thực chất cũng là di sản vật thể.

Làm rõ chủ thể trong khai thác, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa -0
Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP. Hà Nội Trương Minh Tiến cho rằng sửa đổi Luật Di sản văn hóa lần này phải quy định rõ người đại diện sở hữu di sản văn hóa

Chủ tịch Hiệp hội UNESCO TP. Hà Nội Trương Minh Tiến đặt vấn đề: di sản văn hóa cũng là tài sản, được xác lập quyền sở hữu và có người đại diện quyền sở hữu. Riêng hình thức sở hữu toàn dân về di sản văn hóa, nhất là về di tích (đình, chùa, miếu...) là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân ở các làng, thôn hiện chưa xác định rõ người đại diện. Vì vậy sửa đổi Luật lần này phải quy định rõ người đại diện sở hữu.

Còn theo ý kiến của GS. TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung dự thảo Luật nặng quy định về hoạt động quản lý, bảo vệ di sản văn hóa của các chủ thể sở hữu di sản văn hóa, nhất là của chủ sở hữu di sản văn hóa là Nhà nước, còn nội dung phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được quy định rõ. 

Làm rõ chủ thể trong khai thác, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa -0
GS. TS Trần Ngọc Đường cho rằng việc phát huy giá trị di sản văn hóa cần được quy định đầy đủ, rõ ràng, minh bạch

Trong khi đó, thực tế nhiều quốc gia có nền công nghiệp văn hóa phát triển đã làm rất tốt việc khai thác, chuyển hóa giá trị di sản thành sản phẩm thương mại mang đậm bản sắc dân tộc, không chỉ phục vụ quyền được hưởng thụ của người dân trong nước mà còn đưa thương hiệu quốc gia ra thế giới. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam hướng tới phát triển nền công nghiệp văn hóa thì việc khuyến khích làm sống lại và phát huy giá trị di sản văn hóa cần được quy định đầy đủ, rõ ràng, minh bạch trong dự thảo Luật này. 

Ngoài ra, theo GS.TS Trần Ngọc Đường, việc bắt tay giữa di sản văn hóa và công nghệ đang thúc đẩy sự hình thành các khái niệm mới về di sản số, di sản phái sinh… nhưng chưa được luật hóa để hình thành chính sách phù hợp, khuyến khích phát triển các sản phẩm số dựa trên di sản.

Làm rõ chủ thể trong khai thác, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa -0
TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng tinh thần của Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) phải vì di sản, vì sự phát triển của xã hội và vì quyền lợi của người dân

TS. Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, góp ý tập trung vào một số điểm mới trong dự thảo Luật, trong đó có quy định sử dụng, khai thác di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động lấy một phần nội dung, hình ảnh, thông tin của di sản để tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, trình diễn, diễn giải, sáng tạo công nghiệp văn hóa phục vụ phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội. TS. Lê Thị Minh Lý cho rằng vấn đề này cần được thể hiện rõ hơn. Việc lấy một phần có phản ánh đúng với di sản, có vi phạm quyền của chủ thể không, ai là người quyết định lấy một phần và sử dụng nó?…

"Hoặc vấn đề sử dụng, khai thác di sản văn hóa như một hình thức biểu diễn nghệ thuật, hợp tác công - tư trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng cần được cân nhắc, quy định rõ trong Luật, bởi khi đi vào thực tế sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị lạm dụng, làm sai giá trị di sản", TS Lê Thị Minh Lý nhấn mạnh.

Văn hóa

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).