“Đại gia” tem Thủ đô

(ĐBNDO) - Gần 90 tuổi đời thì có ngót 60 năm tuổi… sưu tập tem, ông Lê Đức Vân là một người Hà Nội miệt mài tìm kiếm, chắt cóp và ghi lại “cuộc đời” của Thủ đô qua một gia tài tem đồ sộ, quý hiếm. Những bộ tem về Hà Nội của ông càng ý nghĩa hơn trong không khí kỷ niệm 61 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10.10.

7 bộ tem kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ghé thăm ông Lê Đức Vân vào một chiều thu khi không khí kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô rạo rực khắp phố phường. Trong ngôi nhà nhỏ ở phố Hồng Mai, Q. Hai Bà Trưng, ông say sưa lật giở, giới thiệu cho tôi những khung tem mà ông xem như những đứa con cưng mà cả đời ông miệt mài sưu tập.

Ông Lê Đức Vân rạng rỡ niềm vui, tự hào khi giới thiệu những bộ tem về Thủ đô (Ảnh: Lệ Thu)
Ông Lê Đức Vân rạng rỡ niềm vui, tự hào khi giới thiệu những bộ tem về Thủ đô (Ảnh: Lệ Thu)
Ở tuổi xế chiều, nguyên Chủ tịch Hội tem Hà Nội Lê Đức Vân vẫn chưa “rửa tay, gác kiếm”. Ông nói, làm sao dừng lại được khi Hà Nội của chúng ta ngày càng giàu đẹp, hiện đại và đổi thay. Ông không đếm xuể mình đã có bao nhiêu con tem trong "gia tài" tem của mình.

“Mình là người Hà Nội gốc, sinh ra lớn lên công tác từ tấm bé đến giờ. Hà Nội là của mình, mình yêu Hà Nội, sưu tập tem về Hà Nội vì thế là một điều tự nhiên”, ông cười nói.

Ông Vân say tem từ nhỏ vì “lây” niềm đam mê của bố. Là một trong 3 người đầu tiên thành lập ra Hội Tem Việt Nam, ông là Chủ tịch Hội Tem Hà Nội trong suốt 14 năm trước khi về hưu. Bộ tem về Hà Nội của ông là cả một hành trình dày công sưu tầm, hệ thống. 

Mỗi con tem là hình ảnh, góc cạnh, một dấu vết của lịch sử Thủ đô xoay quanh các nội dung chính, gồm: phong cảnh Hà Nội, các hội nghị quốc tế lớn diễn ra tại Hà Nội, danh nhân Hà Nội, di sản văn hóa thế giới của Hà Nội, sự kiện Hà Nội - những kỷ niệm về Hà Nội (Ngày Giải phóng Thủ đô, ngày bắn máy bay rơi…).

Đặc biệt, trong bộ tem đồ sộ về Thủ đô của ông có 7 bộ tem về Giải phóng Thủ đô. Vì như ông Vân nói, ông đặc biệt tâm đắc và dày công sưu tâm những con tem về Giải phóng Thủ đô và Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội vì chúng xâu chuỗi tất cả các sự kiện trọng đại của lịch sử Hà Nội.

“Kho báu” tem về Thủ đô của ông ghi lại dấu mốc lịch sử của Hà Nội từ dấu mốc xây thành cổ Loa – Kinh đô của nhà nước Âu Lạc (đóng tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội bấy giờ) dưới thời An Dương Vương vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên cho đến nay.

Bộ tem về Giải phóng Thủ đô đầu tiên ra năm 1954 Những bộ tem kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10 của ông Vân (Ảnh: Lệ Thu)
Bộ tem về Giải phóng Thủ đô đầu tiên ra năm 1954
Bộ tem về Giải phóng Thủ đô đầu tiên ra năm 1954 Những bộ tem kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10 của ông Vân (Ảnh: Lệ Thu)
Những bộ tem kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10.10
của ông Vân (Ảnh: Lệ Thu)

Ông Vân cho biết, gia tài tem của ông được sưu tầm theo đúng nguyên tắc của một bộ sưu tập tem quốc tế. Ông không để “lọt” một con tem nào về Thủ đô. Không chỉ tem trong nước, ông còn tìm mọi cách nhờ bạn bè đặt mua từ bưu điện nếu con tem quốc tế đó đề cập đến Hà Nội. Có khi ông phải mất vài năm mới kiếm được một con tem như ý muốn. Ông có cả tem “sống” (chưa qua sử dụng), “tem chết” (đóng dấu bưu điện) và nhiều tem hiếm (tem lỗi, tem chỉ phát hành một lần, tem lâu năm). Với ông Vân, sưu tập tem là một thú chơi tao nhã và người chơi tem phải khắc ghi 4 chữ Chí - Tri - Mỹ - Nhẫn (biểu hiện cho ý chí, tri thức, tư duy thẩm mỹ và lòng kiên nhẫn).

Ghi lại sự “thay da, đổi thịt” của Hà Nội

Ít ai biết rằng, ông Vân chính là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tổ chức khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 (19.8) ở ngoại thành Hà Nội, 6 lần giữ chức Trưởng ban tổ chức lễ hội quanh Hồ Gươm dịp Tết Nguyên đán và từng là Bí thư Thanh niên Hà Nội và là bộ đội trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. 

Ông từng có nhiều năm phụ trách công tác phong trào sinh viên, học sinh, thiếu niên Thủ đô, sau đó giữ vị trí Phó giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội. Trước khi về hưu ông làm tại Bộ Văn hóa và giữ cương vị Hiệu trưởng trường múa. Cùng với hành trình sưu tập tem về Hà Nội, ông không chỉ chứng kiến mà còn lưu lại sự thay đổi của Hà Nội. 

“Hạnh phúc của cuộc đời tôi chính là được làm một người Hà Nội. Bộ tem về Thủ đô như nhân chứng lưu lại sự thay da đổi thịt của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nếu Hà Nội trước đây là mảnh đất anh hùng nằm trong vùng địch tạm chiếm và chỉ là thành phố tiêu thụ thì Hà Nội hôm nay đã trở thành thành phố sản xuất; rộng lớn và hiện đại gấp nhiều lần. 

Mong rằng Hà Nội sẽ phát triển hơn, giàu mạnh hơn nhưng vẫn giữ được sự văn minh, thanh lịch bản sắc và giữ được khu phố Cổ - nét đẹp và cái hồn của Thủ đô”, ông hi vọng.
Ông dường như không để “lọt” một con tem nào về Thủ đô trong “kho báu” của mình.
Ông dường như không để “lọt” một con tem nào về Thủ đô trong “kho báu”
của  mình.
Cảm xúc của ông bất tận khi nói về tem, ông không quên “cuộc đời” của bất cứ con tem nào trong “rừng” tem mình ươm mầm. Dường như, niềm say mê tem đã thành thứ năng lượng trong “một người Hà Nội” ở tuổi xế chiều. Vô hình, ông đã tặng thứ hạt mầm yêu tem cho một kẻ chưa từng “chạm ngõ” thú chơi này như tôi.

Ngẫm ra, “đại gia” tem này phải là một nhà văn hóa, nhà nghệ thuật, nhà khoa học và một người con Hà thành thực sự… mới có thể lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần cùng thăng trầm Thủ đô như suối nguồn bền bỉ qua từng con tem bé nhỏ.

Văn hóa

Tiết mục biểu diễn của Đoàn Nghệ nhân, diễn viên quần chúng Hà Nội tại liên hoan. Ảnh: HS
Văn hóa - Thể thao

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Sáng 16.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII. Liên hoan nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Làm sống lại ký ức nhân văn
Văn hóa

Làm sống lại ký ức nhân văn

Khả năng tái tạo hình ảnh sống động của công nghệ đang mở ra chân trời mới cho bảo tồn ký ức nhân văn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội đầy hứa hẹn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng đang đặt ra thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch lịch sử và văn hóa.

Ban tổ chức chia sẻ thông tin về chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch tại làng Cựu, làng cổ 500 năm ở Hà Nội. Ảnh: BTC
Văn hóa - Thể thao

Làng Cựu dùng nghệ thuật làm du lịch

Ngày 15.11, UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, đã thông tin về chương trình "Làng Cựu - Thời trang, nghệ thuật và du lịch" (Cuu village show), dự kiến diễn ra ngày 21 - 22.12, tại làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên. Dịp này, ngôi làng sẽ được thắp sáng bằng công nghệ hiện đại để thu hút khách du lịch.

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”
Văn hóa - Thể thao

Sắp diễn ra tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”

Sáng 16.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội trong dòng chảy văn chương đương đại

Trong sự phát triển không ngừng, Hà Nội vẫn mãi là nguồn cảm hứng vô tận của văn học, nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương về Hà Nội không chỉ ghi lại hình ảnh quen thuộc mà còn khám phá cuộc sống, tâm hồn con người, mang góc nhìn mới mẻ và sâu sắc về thành phố…

Giải đua tỉnh Sóc Trăng 2024 có 60 đội ghe ngo
Văn hóa - Thể thao

Sôi nổi và đầy bản sắc giải đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng 2024

Ngày 14.11, tại tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra khai mạc giải đua ghe Ngo nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng lần thứ I – năm 2024 với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chứt gắn với phát triển du lịch
Văn hóa

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chứt gắn với phát triển du lịch

Sáng 13.11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch”.