Hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2024)

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Ra đời từ thời tiền khởi nghĩa, lực lượng vũ trang cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện luôn kiên định và phát huy truyền thống “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Từ "đốm lửa nhỏ" giữa núi rừng Việt Bắc

Theo TS. Ngô Vương Anh, Ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, trong giai đoạn cuối của cuộc vận động giải phóng dân tộc, lực lượng vũ trang cách mạng được xây dựng làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị của quần chúng. Từ các cuộc khởi nghĩa, lực lượng vũ trang địa phương lần lượt ra đời. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9.1940) dẫn tới sự ra đời của Đội Du kích Bắc Sơn. Khởi nghĩa Nam Kỳ (11.1940) dẫn tới sự xuất hiện nhiều tổ chức vũ trang với tên chung là quân du kích Nam Kỳ. Cuộc binh biến Đô Lương (1941), báo hiệu thời kỳ đấu tranh giành chính quyền bắt đầu ở cả 3 miền. Trên cơ sở sự ra đời của các lực lượng vũ trang địa phương, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5.1941) nhận định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang”. Vì thế, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta.

Đến ngày 28.8.1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước cơ bản hoàn thành - Ảnh tư liệu
Đến ngày 28.8.1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước cơ bản hoàn thành. (Ảnh tư liệu)

Thực hiện chủ trương đó, Đảng đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang sẽ diễn ra khi các điều kiện chín muồi. Trong những năm 1941 - 1944, các đội du kích, đội tự vệ được xây dựng ở nhiều xã, huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Đội du kích Bắc Sơn được củng cố và phát triển thành các Trung đội Cứu quốc quân. Sự phát triển của phong trào Kháng Nhật cứu nước, chuẩn bị khởi nghĩa đã đặt ra yêu cầu phải có lực lượng vũ trang cách mạng vững mạnh và tập trung, đủ sức làm nòng cốt hỗ trợ, bảo vệ lực lượng chính trị của quần chúng.

Tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng và tác chiến của đội quân cách mạng từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, dựa vào sự ủng hộ và che chở của Nhân dân để phát triển lực lượng với phương châm: “người trước, súng sau”, “có dân là có súng”, “vũ trang toàn dân” thể hiện đậm nét trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22.12.1944) do Hồ Chí Minh soạn thảo. Trong Chỉ thị này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “... Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được làm cho các đội này trưởng thành mãi lên”. 

Giữa núi rừng Việt Bắc, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã ra đời như một tất yếu. Trung đội 34 chiến sĩ đầu tiên như một “đốm lửa” nhỏ. Nhưng từ “đốm lửa” này sẽ bùng lên thành “ngọn lửa” mạnh mẽ là Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh sau này. “Thực tiễn lịch sử 80 năm qua đã chứng minh: Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam như lời tiên đoán của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong bản Chỉ thị lịch sử 80 năm trước”, TS. Ngô Vương Anh dẫn lại.

Xung kích đi đầu

PGS.TS. Trần Trọng Thơ, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết, theo yêu cầu của lịch sử, tháng 4.1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân. Việt Nam giải phóng quânđược Nhân dân đùm bọc, càng đánh càng mạnh, càng giành thắng lợi lớn hơn.

Tại các chiến khu, lực lượng vũ trang cách mạng hoạt động mạnh, tấn công đồn lính, phục kích, cướp vũ khí, chống càn quét khủng bố. Căn cứ kháng Nhật trên các địa bàn quan trọng như Khu giải phóng Việt Bắc, chiến khu Trần Hưng Đạo (Đông Triều), chiến khu Quang Trung (Hòa - Ninh - Thanh); chiến khu Vần - Hiền Lương (Phú Thọ - Yên Bái), khu du kích Ba Tơ… đã có những tác động trực tiếp thúc đẩy phong trào cách mạng tại chỗ phát triển đồng thời còn chi viện lực lượng, hỗ trợ đấu tranh cho các địa phương khác. Các tổ tự vệ, các đội tự vệ chiến đấu và tuyên truyền xung phong cũng được tích cực xây dựng ở các thành thị đã gây hoang mang cho kẻ thù, tạo khí thế phấn chấn trong Nhân dân, thu hút đông đảo quần chúng về phía cách mạng.

Cho đến những ngày sục sôi Tổng khởi nghĩa, lực lượng vũ trang cách mạng đã có khoảng 5.000 chiến sĩ. Đây là chỗ dựa đầy tin tưởng cho lực lượng chính trị của quần chúng. Hoạt động của lực lượng vũ trang chính quy tập trung, của các đội du kích, của các đội tự vệ tuyên truyền bán vũ trang... diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong cao trào kháng Nhật cứu nước đã tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi. Khi thời cơ lịch sử tới, lực lượng vũ trang cách mạng kịp thời xung kích đi đầu, cùng toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nhanh chóng và trọn vẹn.

Cụ thể, từ ngày 14 - 18.8.1945, lực lượng vũ trang hỗ trợ Nhân dân nhiều địa phương tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Từ ngày 16 - 20.8, các đơn vị Việt Nam Giải phóng quân tiến đánh giải phóng Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đặc biệt, thắng lợi của khởi nghĩa ở các thành phố lớn Hà Nội (19.8), Huế (23.8), Sài Gòn (25.8) đã góp phần tác động mạnh tới các địa phương cả nước khởi nghĩa giành chính quyền. Đến ngày 28.8.1945, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước cơ bản hoàn thành.

Thực tiễn sinh động của Cách mạng tháng Tám 1945 đã khẳng định, nhờ xây dựng được lực lượng vũ trang làm nòng cốt, làm chỗ dựa, hỗ trợ phong trào quần chúng, nên cách mạng đã thành công nhanh gọn và ít đổ máu. PGS.TS Trần Trọng Thơ đánh giá, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cũng là thắng lợi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành nền nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại. “Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra đường lối đúng đắn và chỉ đạo xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang với quy mô tổ chức, mở đầu từ các đội tự vệ công nông, đội du kích, tự vệ chiến đấu, Cứu quốc quân đến đội quân chủ lực, tiến tới hình thành lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích; tư tưởng kết hợp quân sự với chính trị; thực hiện lối tác chiến tích cực, chủ động, linh hoạt, mưu trí, bất ngờ...”.

Theo PGS.TS Trần Trọng Thơ, phát huy bài học về xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (1954 - 1975), thực hiện “chiến tranh nhân dân”, Đảng ta tiếp tục chỉ đạo xây dựng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, trong đó, bộ đội chủ lực là nòng cốt, hỗ trợ bộ đội địa phương và dân quân du kích, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao; thực hiện tiến công quân địch rộng khắp ở cả 3 vùng chiến lược; giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

Đại hội XIII của Đảng xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.