Trải nghiệm Tết Trung thu xưa tại Hoàng thành Thăng Long

Từ ngày 6.9, nhiều hoạt động trưng bày, trải nghiệm Tết Trung thu xưa được tổ chức tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Tết Trung thu là một trong bốn lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào giữa mùa thu, ngày rằm tháng Tám âm lịch. Từ xa xưa, Tết Trung thu đã là một trong những ngày hội lớn nhất trong năm. Đây là thời điểm khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, triều đình và nhân dân ta mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi.

Ngay từ thời Lý, Tết Trung thu đã được triều đình tổ chức trong ba ngày với nghi lễ cúng tổ tiên cùng hội đua thuyền, diễn rối nước, săn bắn... Khắp nơi trong cung điện đều được trang trí đèn lồng gấm vóc rực rỡ. Ngoài dân gian có phong tục ban ngày cúng gia tiên, buổi tối treo đèn bày cỗ thưởng trăng. Phong tục ấy đã được lưu truyền qua bao đời và trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024". Đây là hoạt động thường niên vào dịp Tết Trung thu phục vụ thiếu nhi, nhân dân Thủ đô và du khách với nhiều hoạt động như trưng bày đồ chơi Trung thu xưa, trải nghiệm làm các loại đồ chơi Trung thu truyền thống, biểu diễn múa lân sư...

Trải nghiệm Tết Trung thu xưa tại Hoàng thành Thăng Long -0
Trưng bày đồ chơi Trung thu xưa

Nội dung trưng bày gồm 2 chủ đề tết Trung thu truyền thống và cung đình. Không gian trưng bày Trung thu truyền thống gồm các gian hàng đồ chơi Trung thu xưa như trống lân, trống ếch, trống bỏi, đầu sư tử, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đèn kéo quân, đèn ông sư, đèn sao, đèn thỏ, tôm cá...

Trong đó, hấp dẫn nhất là các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng như đèn cua sống, cua chín; cá chép trông trăng, cá chép hóa rồng; đèn rồng, kỳ lân, phượng, thỏ, bướm, ong, heo, ngựa; đèn quả đào, quả lựu, quả phật thủ từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán...

Bên cạnh đó, bước đầu tiến hành trưng bày một số pano giới thiệu tư liệu và hình ảnh diễn giải về Tết Trung thu trong cung đình thời Lý với điểm nhấn về nghệ thuật biểu diễn rối nước mùa thu; biểu diễn nghệ thuật múa sư tử vào các ngày 14 - 15.9 (khung giờ 10 - 11h và 15h30 - 16h30); trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu (đèn cù, đèn bướm, đèn sao, đèn thỏ, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy...), bánh Trung thu vào các ngày 14 - 15.9, từ 8h30 - 11h30 và từ 14 - 17h.

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.