Trò chuyện đầu tuần

Tôn trọng khác biệt và sáng tạo của trẻ

Laulau là phương pháp giáo dục của Phần Lan dựa trên các hoạt động nghệ thuật, học thông qua vui chơi và sáng tạo. Laulau đang được chuyển giao cho Việt Nam với mong muốn góp phần giáo dục nên những em bé có trí tuệ, cảm xúc tốt, phát triển toàn diện và hạnh phúc. Trò chuyện với PV Báo Đại biểu Nhân dân, bà MINNA LAPPALAINEN - người sáng lập Laulau Phần Lan - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quan sát, lắng nghe, lấy trẻ làm trung tâm.

Mỗi đứa trẻ là khác biệt và độc đáo

- Bà vừa có các khóa đào tạo tại Hà Nội (ngày 10 - 11.8) và TP. Hồ Chí Minh (17 - 18.8) về phương pháp giáo dục Laulau. Đây là những khóa đào tạo trực tiếp đầu tiên cho học viên tại Việt Nam. Cảm xúc của bà thế nào?

- Trước hết, tôi thực sự rất hãnh diện khi được nghe những lời phát biểu, chia sẻ thật thân tình và ý nghĩa. Với tôi, việc đến một đất nước mới, một nền văn hóa mới luôn thú vị và mỗi cuộc gặp gỡ luôn là những tình huống mới. Thực sự tôi cũng có đôi chút lo lắng nhưng mọi thứ đã nhanh chóng được xóa tan nhường chỗ cho sự ấm áp, đáng yêu mà mọi người dành cho mình. Tôi cảm thấy được chào đón ở đây.

Bà Minna Lappalainen - Ảnh: Đức Quyết
Bà Minna Lappalainen. Ảnh: Đức Quyết

Qua các khóa đào tạo, tiếp xúc với các học viên Việt Nam, một trong những điều tôi ấn tượng nhất chính là sự sáng tạo thông qua cách mọi người tiếp nhận những ý tưởng từ Laulau. Ví dụ như việc tạo ra đám mây bồng bềnh với chiếc khăn voan. Đây là cách mà trẻ làm, rất trực quan. Từ những ví dụ rất nhỏ như thế, sẽ đến lúc trẻ có thể tạo ra thứ gì đó quan trọng. Vì thế, hãy để trẻ tự khám phá và tìm cho mình những điều mới mẻ, khác biệt trong hoạt động học tập. Hiểu được điều đó sẽ giúp quá trình đồng hành với trẻ sẽ trở nên hiệu quả hơn.

- Yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp giáo dục Laulau là gì?

- Chúng ta phải hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều rất khác biệt, độc đáo. Tôi cũng nhiều lần nói rằng trẻ em có nhu cầu đặc biệt. Ở Phần Lan, giáo viên cho biết, vẽ bài hát (songdrawing) của Laulau là một trong số ít phương pháp giáo dục đầu đời mà tất cả trẻ em có thể tham gia theo cách riêng của chúng một cách bình đẳng. Xin nói thêm rằng, Phần Lan chúng tôi đề cao giáo dục hòa nhập. Vì thế trong các nhóm trẻ có thể có một số em có nhu cầu đặc biệt và tất nhiên chúng tôi phải điều chỉnh hoạt động giáo dục sao cho phù hợp.

Về cơ bản phương pháp giáo dục Laulau kết hợp tất cả các cách thể hiện nghệ thuật. Không chỉ vẽ và hát, mà còn là chuyển động, kể chuyện, diễn kịch, trò chơi, tương tác… giúp trẻ hình thành các kỹ năng xã hội, cảm xúc, hiểu cuộc sống, hiểu thiên nhiên, hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Và những gì tôi nghe được từ giáo viên cho thấy, với phương pháp này, họ thực sự dễ dàng quan sát trẻ. Chúng tôi cố gắng không đánh giá trẻ mọi lúc (theo cách chính thức), mà tập trung quan sát để không gây căng thẳng cho trẻ. Qua quan sát, giáo viên có thể nhận thấy học sinh này gặp thách thức khi vượt qua giới hạn bản thân hoặc đơn giản như cách sử dụng bút, học sinh khác khó làm việc với bạn bên cạnh do vấn đề ngôn ngữ; từ đó điều chỉnh phương pháp này theo cách hữu ích và phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

Tóm lại, phương pháp này rất đa dạng, linh hoạt trong cách tiếp cận cũng như các lĩnh vực học tập mà nó hỗ trợ. Phương pháp Vẽ bài hát của Laulau cho phép trẻ thoải mái đưa ra ý tưởng và tiếp nhận ý tưởng một cách tích cực, chủ động.

Âm nhạc - trái tim của Laulau

- Âm nhạc có phải là yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp giáo dục Laulau không?

- Vâng, tất nhiên. Âm nhạc chính là trái tim của Laulau. Đó là ý tưởng cơ bản để kết hợp hát với vẽ và để hát thực sự hỗ trợ hoạt động vẽ. Nhưng khi nói về âm nhạc, tôi không chỉ nói về ca hát hay chơi nhạc cụ. Đối với tôi, âm nhạc là một cách thể hiện toàn diện, tổng thể, có chuyển động, có kịch tính…

Cái tên Laulau thực ra không có ý nghĩa gì cả, nhưng Laulu trong tiếng Phần Lan là bài hát, Laula là hát. Như thế, ngay trong cái tên của chúng tôi đã có âm nhạc. Sản phẩm đầu tiên của tôi khi đi làm, hay nói cách khác, khi tôi bắt đầu làm nhạc thiếu nhi, chính là Laulau, một chiếc túi chứa đầy các bài hát dành cho trẻ em.

Bà Minna Lappalainen hướng dẫn học viên thực hành phương pháp Vẽ bài hát (songdrawing) của Laulau - Ảnh: Đức Quyết
Bà Minna Lappalainen hướng dẫn học viên thực hành phương pháp Vẽ bài hát (songdrawing) của Laulau - Ảnh: Đức Quyết

- Mỗi hoạt động trong Laulau có một bài hát khác nhau. Tất cả đều do bà sáng tác?

- Hiện tại, chúng tôi có khoảng 180 - 200 bài hát bằng tiếng Anh, tiếng Phần Lan, và cả các ngôn ngữ khác, tất cả đều do tôi sáng tác. Tất nhiên, tôi làm nhạc, thử nghiệm và phát triển phương pháp giáo dục, nhưng có sự cộng tác của giáo viên mầm non, các nhà giáo dục đặc biệt, nhà nghiên cứu và nhà trị liệu. Họ giúp đỡ tôi, kể cho tôi nghe những trải nghiệm của họ. Họ cũng chia sẻ về những thử thách họ gặp phải với những đứa trẻ cụ thể và tôi sẽ nghiên cứu thiết kế bài tập giúp họ giải quyết khó khăn đó.

Vận dụng sáng tạo, linh hoạt

- Trong trường hợp Laulau được chuyển giao áp dụng tại Việt Nam, theo bà, có cần sáng tác các bài hát bằng tiếng Việt hay không? Bởi theo chương trình giáo dục phổ thông của chúng tôi, đến lớp 3 tiếng Anh mới được giảng dạy chính thức trong nhà trường…

- Với những bài hát có lời, tất nhiên phải có cả phiên bản tiếng Việt. Chúng tôi đang nghĩ sẽ phải tìm kiếm một người có thể không sáng tác nhưng ít nhất là dịch các bài hát của Laulau sang tiếng Việt. Với các trường quốc tế học tiếng Anh sớm thì có thể dùng phiên bản tiếng Anh.

Laulau hiện được áp dụng khá tích cực ở Anh, Estonia và Singapore. Tôi rất vui khi được nghe từ các giáo viên Singapore rằng những bài hát của Laulau khá phổ biến và gần gũi. Tất nhiên, có thể có một số khác biệt về văn hóa và âm nhạc từ các nền văn hóa khác nhau mang bản sắc riêng của đất nước đó. Song tôi cũng biết rằng, Việt Nam có một số bài hát thiếu nhi nội dung tương tự của Laulau. Vì thế, ngôn ngữ có thể là một rào cản nhưng quan trọng hơn là tiếp cận và vận dụng phương pháp Laulau một cách sáng tạo, linh hoạt.

- Bà mong đợi điều gì khi đưa phương pháp Laulau đến Việt Nam?

- Tôi hy vọng giáo viên Việt Nam sẵn sàng thử nghiệm phương pháp giáo dục này. Tôi thực sự rất quan tâm đến trải nghiệm của họ và muốn họ chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc trong quá trình vận dụng phương pháp Laulau vào việc giáo dục học sinh, cả lớp học bằng tiếng Anh và lớp học bằng tiếng Việt.

Tôi không kỳ vọng mọi thứ diễn ra dễ dàng, mọi người cũng mới bắt đầu làm quen với Laulau. Đó là một quá trình, có thể chúng ta sẽ phải điều chỉnh để Laulau thực sự hữu ích cho giáo viên và học sinh tại Việt Nam. Tất nhiên, hệ thống giáo dục Việt Nam rất khác. Tôi đã nói chuyện với một số giáo viên và được biết, chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam tuân theo chương trình và kế hoạch giảng dạy nhất định. Với phương pháp Laulau, chúng cố gắng góp phần nhỏ tạo nên sự thay đổi, để trẻ được đưa ra ý tưởng rồi tạo ra thứ gì đó thực sự mới mẻ mà có thể không có trong giáo án. Đôi khi hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên, bởi vì nó có thể rất rất hữu ích. Hãy lấy trẻ làm trung tâm, theo cách đó.

- Xin cảm ơn bà!

“Với tôi, mọi khóa đào tạo, dù ở Phần Lan, Việt Nam hay một số nước khác, đều là hành trình học hỏi, nên nó luôn thú vị. Các khóa đào tạo có thể cùng cấu trúc, ý tưởng, mục tiêu, nhưng vẫn có khác biệt. Sự khác biệt nằm ở chính các học viên và trong quá trình học. Vì vậy, tôi luôn bật ăng-ten của mình lên, nếu có ý tưởng nào thú vị, tôi có thể áp dụng ngay trong quá trình đào tạo”.

Bà Minna Lappalainen - người sáng lập phương pháp giáo dục Laulau Phần Lan

Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Văn hóa - Thể thao

“Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy những nghĩa cử cao đẹp thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, những ngày qua, nhiều văn nghệ sĩ, bằng các cách làm khác nhau, cùng hướng về đồng bào vùng bão lũ.