Văn hóa và kiến trúc nhìn từ di sản Huế

Ngày 29.7, hội thảo "Văn hóa và kiến trúc nhìn từ di sản và di sản Huế" được tổ chức tại Điểm gặp liên văn hóa 94/96/98 Bạch Đằng, TP. Huế, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và kiến trúc sư.

Văn hóa và kiến trúc nhìn từ di sản Huế -0
Hội thảo do GS. TS. Thái Kim Lan chủ trì tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, kiến trúc sư

Trong phát biểu đề dẫn, GS. TS. Thái Kim Lan - người chủ trì tổ chức hội thảo, cho biết, văn hóa - mà triết gia người Đức I. Kant gọi là "bản tính thứ hai" của con người, sau bản tính thô sơ, nguyên thủy, chưa được uốn nắn của con người khi mới sinh ra - trong quá trình nảy nở, phát huy điều kiện hiện hữu, đồng thời định hình cách sống của con người, trong đó có kiến trúc, như nơi trú ẩn của con người. Từ hang đá cho đến nhà chọc trời, kiến trúc được định hình theo nhu cầu văn hóa mà thi hào Goethe, sau I. Kant, đã định nghĩa lại khái niệm văn hóa rộng hơn bao trùm chủ thể và khách thể: thế giới và con người (văn hóa bao gồm môi trường, kiến trúc, mỹ thuật, ẩm thực, y phục, rừng núi, sông hồ, biển, thảo mộc và ngay cả phong tục, thói quen ăn ở của con người...).

Ngược lại, kiến trúc trong quá trình được định hình từ văn hóa lại có thể định hình mới văn hóa, trong chừng mực tạo nên điều kiện tồn tại, cách sống của con người, cá nhân hay tập thể. Nói giản lược, kiến trúc có thể uốn nắn lối sống, ảnh hưởng lên tâm lý, đạo đức, cách hành xử của mỗi người. Kiến trúc, rộng hơn là đô thị, có thể định hình "bản tính thứ ba" của con người trong quá trình phát triển văn minh, kiến tạo một đời sống luôn được mong muốn cải thiện tốt hơn cho con người”, GS. TS. Thái Kim Lan nhận định.

Nhưng GS. TS. Thái Kim Lan cũng cho rằng, tiêu cực của tương quan giữa văn hóa và kiến trúc luôn có thể xảy ra khi kiến trúc có khuynh hướng tha hóa con người cư ngụ khi họ “buộc” phải sống trong những “hộp nhà”, những khu phố thiếu dưỡng khí và đánh mất tính nhân văn...

Hội thảo "Văn hóa và kiến trúc nhìn từ di sản và di sản Huế" được phác thảo và tổ chức trên tinh thần khoa học, cởi mở và thân thiện, đầy nhiệt huyết, "bùng nổ sáng tạo", với sự tham gia của nhiều kiến trúc sư tại Huế và ba miền, các chuyên gia về di sản văn hóa và trí thức Huế, cùng trao đổi, thảo luận về mối tương quan giữa văn hóa và kiến trúc, nhìn từ di sản Huế.

Văn hóa và kiến trúc nhìn từ di sản Huế -0
Các đại biểu tham gia hội thảo

Bàn về tính cân bằng trong kiến trúc truyền thống Huế, TS. Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, khẳng định, do những điều kiện đặc biệt về lịch sử hình thành, phát triển và môi trường tự nhiên, kiến trúc truyền thống Huế có tính cân bằng rất đặc biệt. Điều đó thể hiện rõ trong quy hoạch đô thị Huế suốt từ thời chúa Nguyễn qua thời các vua Nguyễn và ngay cả trong thời kỳ thuộc địa (1636 - 1945): Một đô thị cân bằng với hai phần Dương cơ và Âm cơ được kết nối bằng một dòng sông huyền thoại. Tính cân bằng đó còn thể hiện rõ trong bố cục các công trình kiến trúc truyền thống, bao gồm cả kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, trong đó mỗi công trình kiến trúc tự thân đã có sự cân bằng hài hòa.

Đặc tính này khiến cho kiến trúc truyền thống Huế trở nên độc đáo, khác biệt với một triết lý riêng. Đây là di sản quý giá mà Huế cần gìn giữ và phát huy trong bối cảnh đương đại - trong xu thế cả tỉnh Thừa Thiên Huế đang được quy hoạch để trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị”, TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh.

KTS. Tôn Thất Liêm, chuyên gia tư vấn thiết kế kiến trúc - quy hoạch đô thị, cho rằng, cần tự rà soát giá trị đặc trưng không gì thay thế được của văn hóa truyền thống đặc thù của kiến trúc và không gian đô thị làm nên bản sắc của Huế mà những nơi khác không có được. Đội ngũ chuyên gia thiết kế nên nghiên cứu từ tài liệu cho đến thực tê của di sản kiến trúc và cấu trúc quy hoạch đô thị Huế từ ngàn xưa để lại, rút ra những yếu tố cần học hỏi vàphát huy để tạo ra được những sản phẩm thiết kế mới hài hòa với tổng thể đô thị Huế. Lấy tiêu chí hài hòa làm mục tiêu phấn đấu trong nghiên cứu, hoạch định và đầu tư phát triển những không gian đô thị mới, hiện đại nhưng hài hòa (không đối kháng) với phong cách của đô thị di sản Huế.

Từ phân tích nền tảng triết lý của người xưa trong xây dựng và phát triển Kinh đô Huế, liên hệ đến Huế hôm nay, nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng cho rằng, phải biết dung hợp nền tảng triết lý của người xưa trong phát triển, nếu không thuận thì phải có một triết lý tiến bộ hẳn hoi trong phát triển...

Văn hóa

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).