Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp Phiên toàn thể lần thứ 5

Chiều tối ngày 27.5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã họp Phiên toàn thể lần thứ 5. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp.

Tham dự phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện một số bộ, ngành liên quan.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp Phiên toàn thể lần thứ 5 -0
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triểnkinhtế-hộinăm2022,dựkiếnKếhoạchpháttriểnkinhtế-hộinăm2023 các lĩnh vực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phụ trách; Báo cáo kết quả hoạt động từ Kỳ họp thứ 4 đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV và dự kiến công tác 6 tháng cuối năm 2023 của Ủy ban; và một số báo cáo giám sát, khảo sát.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, từ Kỳ họp thứ 4 đến Kỳ họp thứ 5, Ủy ban luôn nêu cao tinh thầntrách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, tích cực và linh hoạt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện cácmụctiêu,nhiệmvụđúngtiếnđộ,bảođảmchấtlượngtheochươngtrình,kếhoạchđãđề ra.

Việc triển khai hoạt động giám sát, khảo sát của Ủy ban tập trung vào nhữngvấn đề quan trọng, được cử tri quan tâm, phù hợp với yêu cầu thực tế. Kết quảgiám sát, khảo sát đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất và góp ý thiết thựcchocôngtácxâydựngchínhsách,phápluật,côngtácchỉđạo,quảnlý,điềuhànhtrongcác lĩnhvực Ủy banđượcgiaophụ trách.

Quyết liệt chỉ đạo, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp

Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và các ý kiến tại phiên họp đánh giá, nhìn chung, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt chỉ đạo, tích cực triển khai nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu tổng quát và chỉ tiêu chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin - truyền thông, tín ngưỡng - tôn giáo, giáo dục - đào tạo, thanh niên và trẻ em trong các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ.

Trong đó, nhiều hội thảo lớn về văn hóa được tổ chức, tiếp tục thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và đông đảo các tầng lớp nhân dân, phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ văn nghệ sỹ, các chuyên gia, nhà khoa khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, hoạch định chính sách tham gia đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa theo tinh thần Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021; qua đó, tiếp tục lan tỏa, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành văn hóa, cũng như ở các địa phương. 

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp Phiên toàn thể lần thứ 5 -0
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cảm ơn và mong muốn được các thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục ủng hộ, chia sẻ với ngành. Ảnh: Nghĩa Đức

Sau một năm mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước hồi phục và phát triển. Trong 3 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Việt Nam tăng cao, cho thấy những tín hiệu tích cực. Nhiều sự kiện xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, kết nối giao thương… đã được tổ chức, thu hút đông đảo tổ chức, doanh nghiệp, đối tác quốc tế, khách tham quan.

Năm 2023 là năm quan trọng trong lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thời gian qua, toàn ngành giáo dục đã nỗ lực, tích cực tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung giải quyết những khó khăn, thách thức như: việc triển khai những môn học mới; tình trạng thiếu giáo viên; thiếu cơ sở vật chất... Việc phát triển và xây dựng đội ngũ nhà giáo được quan tâm chú trọng. Tích cực chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023. Tiếp tục thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành.

Công tác quản lý báo chí đã có sự đổi mới theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ để phân tích xu hướng thông tin, kịp thời định hướng, chấn chỉnh những vấn đề phát sinh trong hoạt động báo chí và truyền thông. Công tác thanh tra, kiểm tra thông tin trên không gian mạng được tăng cường.

Công tác thanh niên, trẻ em được quan tâm; chủ động thực hiện giải pháp phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bị tai nạn, thương tích...

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp Phiên toàn thể lần thứ 5 -0
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Nghĩa Đức

Nguồn lực đầu tư hạn chế so với nhu cầu

Tuy vậy, vẫn còn có một số khó khăn, hạn chế. Trong đó, việc huy động các nguồn lực đầu tư cũng như quản lý, khai thác, phát huy hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp huyện đến cơ sở còn nhiều hạn chế.

Quản lý hoạt động văn hóa trên không gian mạng, nhất là với phát ngôn, chia sẻ của các nghệ sĩ chưa theo kịp yêu cầu và sự đa dạng của thực tiễn.

Năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam chưa cao, doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn ở nhóm thấp trong khu vực về đón khách quốc tế...

Giáo dục phổ thông tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thừa, thiếu giáo viên, nhất là giáo viên dạy các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong khi nguồn tuyển dụng còn hạn chế.

Nguồn lực đầu tư cho đổi mới giáo dục phổ thông thấp so với nhu cầu thực tế. Ở một số địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học chưa đầy đủ, đồng bộ.

Tình trạng bạo lực học đường khiến nhiều đại biểu lo lắng, mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường giáo dục các kỹ năng tự bảo vệ cũng như xử lý các tình huống này cho cả học sinh và giáo viên

Công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội xuyên biên giới còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế kiểm soát cũng như điều kiện về công nghệ. Doanh thu của các cơ quan báo chí gặp nhiều khó khăn, sụt giảm nghiêm trọng do sự phát triển của công nghệ số; sự phát triển của truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19...

Tập trung thực hiện hiệu quả các Nghị quyết

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, các thành viên Ủy ban đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tập trung triển khai Nghị quyết 572/ NQ-UBTVQH15 ngày 18.8.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 14 trong lĩnh vực văn hóa, du lịch và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện ngay nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực cho phát triển văn hóa được đưa ra tại Hội thảo Văn hóa 2022. Khẩn trương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa bảo đảm tiến độ, chất lượng...

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp Phiên toàn thể lần thứ 5 -0
ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) cho biết, sau Hội thảo Văn hóa 2022, các địa phương đang rất trông chờ vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Ảnh: Nghĩa Đức

Với lĩnh vực giáo dục, tổng kết toàn diện 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo tinh thần Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội. Phát huy vai trò của các trường đại học sư phạm trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên; rà soát, đánh giá thực trạng để bố trí giáo viên dạy các môn học mới cho phù hợp; quan tâm ưu tiên ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học... bảo đảm điều kiện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018...

Nhanh chóng ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2022 - 2030 và tầm nhìn đến 2045; xây dựng và tổ chức triển khai Khung chiến lược phát triển giáo dục đại học, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050...

Về du lịch, sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trờ thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch số 09/2017/QH14; kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, quy định về du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại và hội nhập; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp đột phá để phát triển ngành du lịch. Đẩy nhanh tiến độ ban hành và triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng sẽ có văn bản gửi Chính phủ kiến nghị về việc cung ứng các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng để bảo đảm quyền lợi của trẻ em.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ kỷ niệm 15 năm Quan họ Bắc Ninh được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 23.11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển hóa chất

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) chiều nay, 23.11, có ý kiến đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển. Điều này sẽ góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý, bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan và tăng cường an toàn trong vận chuyển hóa chất.

Biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 23.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) với 413/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các ĐBQH nhấn mạnh cần làm rõ tư cách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp; điều này sẽ dễ quy trách nhiệm pháp lý, tránh thất thoát, lãng phí vốn nhà nước do làm ăn thua lỗ trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Tạo môi trường, khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sáng 23.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thể chế hóa, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; đồng thời, tạo môi trường và khung pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát với doanh nghiệp phát triển trí tuệ nhân tạo

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các ĐBQH đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét tính khả thi của việc áp đặt các nghĩa vụ giám sát, theo dõi hệ thống đối với từng loại hình doanh nghiệp phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo; đặt ra các trường hợp miễn trách nhiệm đối với một số nhà phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo nhất định.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 23.11
Chính trị

Cần cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất cho công nghiệp công nghệ số phát triển

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu xây dựng dự thảo Luật với các cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục thuận lợi nhất nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Làm rõ định nghĩa về tài sản số
Thời sự Quốc hội

Làm rõ định nghĩa về tài sản số

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số sáng nay, 23.11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đề nghị dự thảo Luật định nghĩa rõ ràng hơn về tài sản số và bổ sung quy định về quyền thừa kế tài sản số.

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh
Thời sự Quốc hội

Cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh

Sáng 23.11, thảo luận Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng các quy định tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động để nắm bắt cơ hội kinh doanh.

ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp

Sáng nay, 23.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời đề nghị tăng cường phân cấp, phân quyền thì phải gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Sáng 23.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp nguyên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch danh dự Nhóm Cố vấn tối cao trực tiếp của Quốc vương Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!
Thời sự Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần dứt khoát loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm"!

Sáng 23.11, phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ “ý kiến cá nhân” về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị hết sức cân nhắc việc tự động chuyển đổi Khu công nghệ thông tin tập trung thành Khu công nghệ số. “Chúng ta không nên phát triển đại trà Khu công nghệ số, thay vào đó, Chính phủ nên chọn một vài khu và đầu tư tập trung thì mới thúc đẩy được”.