Bắc Giang

Ưu tiên tạo nguồn lao động cho ngành công nghiệp bán dẫn

Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn, những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang đã và đang tập trung các điều kiện tốt nhất sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư ngành công nghiệp này. Để giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, tỉnh cần có chính sách đặc thù ưu tiên, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành công nghiệp này.

Nhiều tiềm năng nhưng còn hạn chế về nhân lực

Công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghệ cao, đem lại nhiều giá trị gia tăng và là nền tảng hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nắm bắt cơ hội đó, những năm gần đây, Bắc Giang đã và đang là tỉnh đi đầu về sự phát triển của ngành công nghiệp này với một số doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn như: Công ty TNHH Si Flex Việt Nam, Công ty TNHH Hana Micron Vina, Công ty TNHH Synergie Cad Việt Nam. 

Hội thảo thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Hội thảo thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Thực tế, để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất ngày càng mở rộng của doanh nghiệp trên địa bàn và chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn triển khai mô hình liên kết với Công ty Hana Micron Vina trong đào tạo kỹ sư thực hành ngành điện tử, bán dẫn. Đồng thời, tổ chức 2 đoàn công tác đi Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) để tìm hiểu, ký kết MOU với các trường đại học của Nhật Bản, Đài Loan trong hợp tác đào tạo nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Cùng với đó, tỉnh đã phê duyệt và triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số của tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, hỗ trợ 100% học phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi học thạc sỹ công nghệ thông tin và học cử nhân công nghệ thông tin đối với những người đã tốt nghiệp đại học ngành gần với công nghệ thông tin - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn cho biết.

Dẫu vậy, thông tin về thực trạng lao động ngành công nghiệp bán dẫn tại các Khu công nghiệp Bắc Giang, đại diện Khu Công nghiệp tỉnh cho biết: Tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh hiện nay là 8.074 người. Lao động được tuyển vào của doanh nghiệp đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật chủ yếu tốt nghiệp trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp các chuyên ngành về lĩnh vực tự động hóa, kỹ thuật điện tử, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, công nghệ hóa… Song, do công nghiệp bán dẫn là ngành sản xuất mới nên nguồn lao động được đào tạo chính về chuyên ngành công nghiệp này còn nhiều hạn chế, chủ yếu từ các ngành học liên quan nên lao động được doanh nghiệp tuyển vào để đảm nhiệm các vị trí kỹ thuật, sản xuất về công nghiệp bán dẫn đều chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đặt ra của doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đào tạo lao động từ đầu để nắm được thao tác và quy trình thực hiện công việc.

Đa dạng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Có thể thấy, công nghiệp bán dẫn đã và đang là một ngành công nghệ cao đem lại nhiều giá trị gia tăng và là nền tảng hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Dự báo trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển tại các khu công nghiệp với nhu cầu tuyển dụng lao động thêm. Cụ thể, giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 người.

Để giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn, các chuyên gia cho rằng cần có sự nỗ lực đồng bộ từ Nhà nước, nhà trường và nhà đầu tư. Theo Trưởng ban Khoa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Trương Việt Anh: Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, tỉnh Bắc Giang cần chú trọng xác định mục tiêu và nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận và thu hút đầu tư, phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Việc đào tạo có thể thông qua hợp tác, đặt hàng với các trường đại học có năng lực và các loại hình đáp ứng nhu cầu từ đào tạo nghề, đào tạo thực hành, đào tạo theo nhu cầu bổ sung kiến thức đến đào tạo trình độ cao chuyên sâu đặc thù. 

Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc Gia (NIC), TS. Võ Xuân Hoài cũng cho rằng: Với số lượng các doanh nghiệp đang tăng lên, nhu cầu nguồn nhân lực cho tất cả các giai đoạn trong ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành phụ trợ đang thay đổi nhanh chóng, Bắc Giang cần nhanh chóng triển khai đa dạng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn để kịp thời đáp ứng được nhu cầu về lực lượng lao động cho các doanh nghiệp tại tỉnh. Để làm được điều đó, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia, nền kinh tế có thế mạnh về ngành công nghiệp bán dẫn để tiếp cận đến các nguồn đầu tư FDI và hợp tác quốc tế trong đào tạo. Đồng thời, nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học, đào tạo giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển trong ngành công nghiệp bán dẫn. 

Các chuyên gia cho rằng, việc đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cần phải đi trước một bước; đào tạo bổ sung, đào tạo lại là nhiệm vụ cần chú trọng bên cạnh đào tạo mới; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho những lao động đã có các kỹ năng cơ bản để kịp thời tham gia vào các vị trí việc làm trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn là một cách hiệu quả để bổ sung nguồn nhân lực thiếu hụt trong giai đoạn hiện nay...

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.