Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng nhân lực kiểm toán

Phát triển nguồn nhân lực là một trong ba trụ cột chiến lược của Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, KTNN cần tăng cường ứng dụng công nghệ để triển khai linh hoạt, đa dạng các hình thức đào tạo, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ kiểm toán viên.

Kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo kiểm toán viên

Trong nghiên cứu về “Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng của KTNN nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2030”, TS. Nguyễn Hữu Hiểu (Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán) và TS. Phạm Ngọc Anh (Văn phòng KTNN) cho biết, mỗi cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới đều đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển riêng, tương ứng với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ.

,Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng nhân lực kiểm toán
Nguồn: ITN

Tại Pakistan, cơ quan kiểm toán tối cao (DAGP) đã ban hành Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2023 - 2026, gồm 4 mục tiêu: tận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán mới; chuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích từ cơ sở kế toán tiền mặt điều chỉnh; chiến lược truyền thông DAGP; nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên để đáp ứng nhu cầu mới trong tương lai. DAGP tập trung triển khai đào tạo về Hệ thống thông tin quản lý kiểm toán (AMIS) để phát triển năng lực kiểm toán viên, từ đó tận dụng tối đa những ích lợi mà hệ thống này mang lại.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của AMIS là cung cấp 9 chương trình đào tạo kiểm toán chuyên đề, gồm các chuyên đề có tính xuyên suốt (mua sắm, điều tra, quan hệ đối tác công - tư) và các chuyên đề cụ thể (năng lượng, y tế, giáo dục…). Để triển khai AMIS, DAGP đã chỉ định Viện Kế toán và tài chính công Vương quốc Anh (CIPFA) phát triển một chương trình quản lý thay đổi phù hợp với thực trạng và tầm nhìn phát triển của DAGP. Cùng với đó, DAGP bồi dưỡng 150 kiểm toán viên đạt chứng chỉ chuyên môn kế toán được quốc tế công nhận, 500 công chức đạt chứng chỉ chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế do CIPFA cấp.

Tại Indonesia, cơ quan kiểm toán tối cao (BPK) ban hành Chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2024, xác định tầm nhìn là trở thành một tổ chức kiểm toán đáng tin cậy, đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa quản trị tài chính nhà nước có chất lượng và hữu ích. BPK đặt ra các mục tiêu gồm tăng cường năng lực để trở thành một tổ chức kiểm toán hiện đại năng động; nâng cao chất lượng kiểm toán một cách chiến lược, dự đoán và phản ứng nhanh nhạy; tăng cường hiệu quả giám sát kiểm toán tài chính nhà nước; xây dựng Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng tài chính nhà nước xuất sắc trên cơ sở Viện Đào tạo kiểm toán tài chính công (thành lập năm 1997).

Để thực hiện các mục tiêu trên, BPK đã triển khai các hoạt động đào tạo tương ứng. Với mục tiêu trở thành một tổ chức kiểm toán hiện đại, BPK tổ chức 15 khóa đào tạo nhằm tăng cường năng lực quản lý cho các cấp quản lý, trong đó có năng lực quản lý sự thay đổi/rủi ro. Các khóa học này cũng hỗ trợ các cấp quản lý trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược và chính sách kiểm toán.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm toán, BPK tổ chức 985 khóa đào tạo với nhiều nội dung và lĩnh vực khác nhau. Để tăng cường hiệu quả giám sát kiểm toán tài chính nhà nước, giai đoạn 2020 - 2024, BPK tổ chức 115 khóa đào tạo kiểm toán viên và 305 khóa đào tạo kiểm toán viên giám sát nội bộ nhằm giúp BPK tự đánh giá hiệu quả hoạt động theo thông lệ quốc tế…

Còn tại Malaysia, cơ quan kiểm toán tối cao (JAN) xác định, trước những thách thức và vấn đề ngày càng phức tạp trong thời đại kỹ thuật số, kiểm toán viên đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm duy trì trách nhiệm giải trình của khu vực công. Kế hoạch chiến lược của JAN giai đoạn 2021 - 2025 với trọng tâm phát triển nguồn nhân lực nhằm đào tạo kiểm toán viên có kỹ năng và thực hiện kiểm toán một cách chuyên nghiệp dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

Theo đó, JAN đã triển khai cơ chế chuyên gia, trong đó có ít nhất 20 công chức của JAN được công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu và điều tra số, 20 công chức trong lĩnh vực kiểm toán đầu tư. Đồng thời, JAN phát triển Viện Kiểm toán viên Nhà nước Malaysia và Học viện Kiểm toán quốc gia với vai trò là trung tâm đào tạo xuất sắc dành cho kiểm toán viên khu vực công…

Xây dựng cơ chế khuyến khích học tập

Tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là một trong ba trụ cột chiến lược của KTNN. Theo TS. Trần Phương Thùy, Học viện Ngân hàng, để thực hiện trụ cột chiến lược này, KTNN cần tăng cường phối hợp với các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như tạo nguồn kiểm toán viên trẻ. Trong đó, cần tập trung vào việc thiết kế các chương trình đào tạo chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các vấn đề thực tiễn hoặc các vấn đề mới như kiểm toán môi trường, kiểm toán bình đẳng giới, kiểm toán hoạt động…

KTNN cũng có thể phối hợp với các trường đại học để phát triển, cập nhật giáo trình và tài liệu học tập chuyên sâu gắn liền với việc cập nhật các chuẩn mực kiểm toán trong nước, quốc tế và thiết kế các tình huống thực tế, bài tập ứng dụng.

Mặt khác, KTNN cần tăng cường chuẩn hóa năng lực kiểm toán viên thông qua chứng chỉ chuyên môn được công nhận rộng rãi; khuyến khích kiểm toán viên học các chứng chỉ kế toán/kiểm toán trong khu vực công được quốc tế công nhận.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, TS. Nguyễn Hữu Hiểu cho biết, trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, KTNN cần tăng cường ứng dụng công nghệ để triển khai linh hoạt, đa dạng các hình thức đào tạo. Nhằm phát triển và trau dồi kỹ năng của kiểm toán viên, cần xây dựng lộ trình học tập và phát triển chuyên môn liên tục với cấu trúc hợp lý trong nhiều năm, bao gồm các khóa học chính quy, kinh nghiệm làm việc đa dạng, cập nhật kỹ thuật và tự học. Ngoài ra, KTNN cần xây dựng cơ chế khuyến khích học tập, từ đó học tập suốt đời trở thành yêu cầu đối với kiểm toán viên.

KTNN cũng cần xác định một số hoạt động học tập và phát triển bắt buộc đối với kiểm toán viên. Ví dụ, để cập nhật các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán viên phải tham gia đào tạo trước khi đi kiểm toán hoặc quy định số lượng tối thiểu mà kiểm toán viên cần cập nhật chuyên môn thông qua các khóa đào tạo.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.