Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống

Trong suốt tháng 3, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống”, gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hóa dân tộc tại Ngôi nhà chung.

cung-then-tay-17.jpg
Chương trình có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc

Các hoạt động tháng 3 có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) thuộc 11 địa phương: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng. Bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ huy động khoảng 30 đồng bào Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên tham gia các hoạt động từ ngày 7 - 10.3, khoảng 30 nghệ nhân đồng bào dân tộc Mông tỉnh Nghệ An ngày 22 - 23.3.

Theo đó, hoạt động Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên gồm: tái hiện trích đoạn nghi thức cầu an - lễ hội tiêu biểu nhất của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên dịp đầu năm mới; giao lưu Ngày xuân vang mãi câu then; trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên; không gian văn hóa trà “Thái Nguyên - hội tụ và tỏa sắc”.

Hoạt động Sắc màu văn hóa dân tộc Mông tỉnh Nghệ An với các hoạt động gồm: tái hiện trích đoạn nghi thức Lễ cúng mừng năm mới của dân tộc Mông tỉnh Nghệ An; giao lưu dân ca dân vũ “Hội xuân núi rừng” của đồng bào dân tộc Mông; giới thiệu, trình diễn múa khèn, hội ném bo bo (ném Pao) và trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông xứ Nghệ...

Bên cạnh đó, vào những ngày cuối tuần sẽ có chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên, chương trình dân ca dân vũ “Mùa hoa Ban nở” của các dân tộc phía Bắc, hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng, đặc biệt là các hoạt động giới thiệu về phụ nữ các dân tộc thiểu số và các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh, giới thiệu nghề thủ công truyền thống, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực...

Cùng với các lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang không khí của mùa xuân, sức trẻ, các hoạt động góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền; tạo môi trường, điều kiện để các nhóm/đoàn gặp gỡ, giao lưu cùng nhau lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống.

Văn hóa - Thể thao

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO
Văn hóa

Festival Phở 2025: Sự kiện văn hóa nổi bật trên hành trình công nhận di sản của UNESCO

Festival Phở 2025 đã chính thức khép lại, để lại trong lòng người tham dự những dư âm khó phai về một sự kiện văn hóa đậm chất Việt. Không chỉ là một lễ hội ẩm thực, Festival Phở 2025 còn là một hành trình tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, lan tỏa tinh thần Việt Nam tới cộng đồng quốc tế. Với sự tham gia của hàng nghìn khách du lịch và thực khách trong nước, ngoài nước, lễ hội đã khẳng định vị thế của phở - món ăn quốc hồn quốc túy trên bản đồ ẩm thực toàn cầu, đồng thời khắc họa sâu sắc câu chuyện về con người, lịch sử và bản sắc Việt Nam.