50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025)

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.

bo-doi-ts.jpg
Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: TL

Đại tá, PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7:
Chủ động thấy trước, lo trước

Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết Hội nghị Quân ủy Trung ương (ngày 18.12.1972), Tổng cục Hậu cần đã xây dựng và triển khai Kế hoạch Hậu cần 3 năm (1973 - 1975), chủ động chuẩn bị cho “thời cơ lớn”. Thời gian này chúng ta đã đẩy mạnh xây dựng, phát triển tuyến giao thông vận tải chiến lược, hoàn thiện mạng giao thông đường bộ, đường ống trên cả hai phía Đông và Tây Trường Sơn; đồng thời, phát triển mạnh mạng đường chiến dịch trên các chiến trường.

Đại tá, PGS.TS. Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7

Đại tá, PGS.TS. Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7

Năm 1973 - 1974, Bộ đội Trường Sơn đã xây dựng thêm hàng nghìn kilômét đường bộ, đường ống; các chiến trường cũng mở thêm gần 6.000km đường ô tô nối với tuyến vận tải chiến lược, tạo nên hệ thống giao thông vận tải cơ giới thông suốt từ hậu phương lớn miền Bắc đến các chiến trường, địa bàn tác chiến, liên hoàn giữa tuyến chiến lược với tuyến chiến dịch và giữa các chiến trường, tạo khả năng cơ động cao để bảo đảm hậu cần cho tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.

Hậu cần các chiến trường cũng tập trung kiện toàn tổ chức lực lượng, đẩy mạnh xây dựng, củng cố căn cứ hậu phương, căn cứ hậu cần ở cả rừng núi và đồng bằng; tăng cường tạo nguồn, tạo nên thế vững, lực mạnh; nâng cao khả năng bảo đảm trên từng khu vực, hình thành thế trận hậu cần liên hoàn, vững chắc, cơ động cao, vừa bảo đảm cho tác chiến trước mắt, vừa chuẩn bị cho tiến công chiến lược khi có thời cơ...

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đặc biệt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, có đến 5 quân đoàn tiến về giải phóng Sài Gòn, vừa tiến vừa đánh, “đánh nhau trong hành tiến”. Do đó, công tác bảo đảm hậu cần cũng phải kịp thời phục vụ cả 5 quân đoàn. Ngoài ra còn bảo đảm cho lực lượng vũ trang của các quân khu, tỉnh đội, lực lượng vũ trang địa phương, nhất là lực lượng đặc công biệt động. Trước những khó khăn đó, Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã thực hiện các yếu tố đột phá.

Cụ thể, tại miền Nam, Trung ương cục miền Nam đã xây dựng thế trận hậu cần tại chỗ, thành lập các đoàn hậu cần khu vực, mỗi đoàn bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho lực lượng vũ trang và nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên. Đồng thời, bảo đảm cho các binh đoàn khi đi qua các địa phương sẽ có hậu cần kỹ thuật cung cấp kịp thời. Đây là sáng tạo có ý nghĩa then chốt quyết định thành công của công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Trung ương Đảng, Trung ương cục miền Nam, Bộ Tư lệnh chiến dịch cũng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tiến công đánh chiếm, thu hồi cơ sở hậu cần kỹ thuật của địch để cung cấp cho các đơn vị quân đội; nghĩa là, đánh đến đâu tiến hành tịch thu, kiểm kê, phân loại và cung cấp bảo đảm cho các lực lượng về lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, phương tiện vận tải, xe tăng, xe thiết giáp, pháo, súng, trong đó có cả máy bay của địch.

Việc chủ động về hậu cần thể hiện rõ sự quán triệt và thực hiện phương châm “chủ động thấy trước, lo trước” của ta trong công tác hậu cần; giúp các đơn vị chủ lực trong quá trình cơ động chiến đấu tiến về Sài Gòn cũng như các lực lượng vũ trang khác được bảo đảm đầy đủ lương thực, thực phẩm, trang bị vũ khí, đẩy nhanh quá trình thắng lợi của cuộc Tổng chiến công và nổi dậy.

Hậu phương miền Bắc tích cực chi viện sức người, sức của tiền tuyến miền Nam

Hậu phương miền Bắc tích cực chi viện sức người, sức của tiền tuyến miền Nam

Đại tá, PGS.TS. TRẦN NGỌC LONG, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam:
Ưu tiên số 1 cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn

Quá trình xây dựng tiềm lực quân sự, quốc phòng trong Tổng chiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đặc biệt là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử còn có đóng góp về sức người, sức của và trang bị chiến tranh của hậu phương lớn miền Bắc. Có thể thấy, từ hậu phương miền Bắc, mọi lực lượng, phương tiện vận tải đều được huy động vào việc chuyển quân, chuyển vật chất, phương tiện vào miền Nam, với các đoàn tàu chở bộ đội, vũ khí, thiết bị quân sự chạy thẳng từ Hà Nội vào Vinh, từ đó chuyển tiếp bằng ô tô vào Nam. Từ cảng Hải Phòng, Bến Thủy, các tàu vận tải ven biển chở xe tăng, thiết giáp, pháo, đạn chuyển tiếp vào Nam, kịp thời cho bộ đội ta tiến công phòng tuyến ven biển Nam Trung Bộ của địch, trên đường tiến quân vào mặt trận Sài Gòn.

Đại tá, PGS.TS. Trần Ngọc Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Đại tá, PGS.TS. Trần Ngọc Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

Việc cơ động thần tốc các quân đoàn chủ lực và nhiều đơn vị binh khí kỹ thuật vào khu vực tập kết quanh Sài Gòn là nhờ hậu cần chiến lược bảo đảm. Một bộ phận lớn lực lượng dự bị chiến lược đã được huy động vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, với 47 đơn vị binh khí kỹ thuật, gồm: 14.771 người, 156 xe tăng, 102 xe xích, 143 pháo mặt đất, 47 dàn phóng tên lửa, 250 pháo cao xạ, 226 xe cầu thuyền, 722 xe khí tài và nhiều xe đặc chủng khác.

Ngày 14.4.1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch đặt tên Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ đó, gấp rút điều chỉnh thế bố trí các đoàn hậu cần quanh Sài Gòn cho phù hợp với đội hình chiến dịch nhanh chóng. Các Quân đoàn chủ lực 1, 2, 3 chuẩn bị chiến đấu trên các hướng cũng đã triển khai các căn cứ hậu cần trên từng địa bàn để tổ chức chuẩn bị bộ phận hậu cần cơ động, sẵn sàng di chuyển bám sát đội hình các đơn vị khi phát triển chiến đấu.

Thời gian chuẩn bị trực tiếp cho chiến dịch rất ngắn, do vậy Quân giải phóng miền Nam phải chuẩn bị dự trữ tại chỗ trên 40.000 tấn vật chất; bên cạnh đó tiếp tục khẩn trương vận chuyển lượng còn thiếu vào chiến trường. Đến ngày 30.3.1975, tổng số dự trữ đạt 60.500 tấn, trong đó có 30.000 tấn đạn, 18.000 tấn xăng dầu.

Về bảo đảm quân y, lực lượng hậu cần đã triển khai 15 bệnh viện dã chiến ở tuyến trước và chuẩn bị 17 đội điều trị cơ động, có khả năng cứu chữa từ 8.000 - 10.000 thương binh.

Về bảo đảm kỹ thuật, chúng ta triển khai 10 trạm sửa chữa ở các căn cứ hậu cần phía trước, cùng các trạm sửa chữa quân đoàn và đơn vị, tiến hành sửa chữa gấp súng, pháo, xe máy sau hành quân, bảo đảm hệ số kỹ thuật cao khi bước vào chiến dịch.

Sáng 29.4.1975, các hướng quân đồng loạt tiến công vào Sài Gòn theo 5 hướng. Để tổ chức bảo đảm cho các binh đoàn đột kích thọc sâu vào nội thành Sài Gòn, ngày 30.4.1975, lực lượng hậu cần đã tăng cường ô tô vận tải cho các sư đoàn tổ chức lực lượng hậu cần cơ động, gồm trạm phẫu thuật, kho đạn, kho xăng đặt trên xe, đi trong đội hình tiến công của đơn vị, kịp thời cho cơ động và chiến đấu.

Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai
Văn hóa - Thể thao

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ hai

Tối 22.4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật
Văn hóa - Thể thao

Cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”: Chắp cánh tài năng trẻ và người khuyết tật

Từ ngày 22.4 - 2.5, tại sảnh chính của Khách sạn Pan Pacific Hà Nội, số 1 đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội, trưng bày các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”, truyền cảm hứng cho tài năng trẻ và người khuyết tật dám ước mơ và theo đuổi đam mê hội họa.

Chiến dịch Huế và Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm tiếp sau chiến thắng Tây Nguyên
Văn hóa

Điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch Trị Thiên - Huế, chiến dịch Đà Nẵng là các chiến dịch đặc biệt, được tổ chức trong quá trình phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Thắng lợi của hai chiến dịch này cùng với chiến dịch Tây Nguyên đã làm thay đổi so sánh lực lượng về mặt chiến lược, góp phần tạo điều kiện chắc thắng cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng 'Bài ca Thống nhất'
Văn hóa - Thể thao

Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng 'Bài ca Thống nhất'

Tối 21.4, tại Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam (TP. Hồ Chí Minh), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt giao hưởng thính phòng “Bài ca thống nhất”, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tọa đàm về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975
Văn hóa - Thể thao

Tọa đàm về ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975

Tọa đàm “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng” chiều 21.4, giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử này cách đây 50 năm, đồng thời lan tỏa tinh thần yêu sách, xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập. 

Tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích
Văn hóa - Thể thao

Tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích

Tại họp báo thường kỳ quý I Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chiều 21.4, cơ quan quản lý các lĩnh vực văn hóa đã thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề, trong đó có việc tăng cường trách nhiệm trong bảo vệ di tích và xử lý quảng cáo sai sự thật của nghệ sĩ, người nổi tiếng.

Văn hóa đọc thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc thời đại số

Sự bùng nổ của thông tin tri thức số, cùng với xu hướng chuyển đổi số xuất bản, đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong văn hóa đọc, khơi mở những phương thức tiếp cận mới, lan tỏa tri thức và kiến tạo một cộng đồng đọc năng động.