Từ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh báo mất an toàn tại các chung cư, tập thể cũ

Tại Hà Nội, tất cả các công trình chung cư, khu nhà ở đều phải được thiết kế kháng chấn, chống chịu động đất. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng, nếu có động đất xảy ra, nguy cơ mất an toàn có thể xảy đến với hệ thống nhà chung cư, khu tập thể cũ.

Tại Thành phố Hà Nội, ghi nhận nhiều tòa nhà chung cư, khu tập thể cũ, trong đó có nhiều chung cư cũ được xây dựng trong giai đoạn từ thập kỷ 60, thậm chí có một số khu nhà xây từ năm 1955. Đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, nhiều chung cư, khu tập thể cũ đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trên địa bàn thành phố có đến 1.579 chung cư cũ, trong đó nhiều chung cư đã xuống cấp trầm trọng. Đáng chú ý, có 6 khu chung cư, dự án nhà chung cư có nhà nguy hiểm cấp D - phải phá dỡ để xây dựng lại như: Nhà C8 Khu tập thể Giảng Võ; G6A Khu tập thể Thành Công; Khu tập thể Bộ Tư pháp (Kim Mã Thượng, Ba Đình)…

Từ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh báo mất an toàn tại các chung cư, tập thể cũ -0
Hiện nhiều chung cư cũ đã quá niên hạn sử dụng, xuống cấp nên khi xảy ra động đất nguy cơ thiếu an toàn rất cao

Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ cũng đã đẩy mạnh, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, thẩm định, đánh giá, phân loại nhà chung cư… Tuy vậy, vì nhiều lý do, các dự án cải tạo, xây mới nhà chung cư, khu tập thể đều có tiến độ ỳ ạch.

Theo các chuyên gia nhận định, Việt Nam không phải là quốc gia hứng chịu nhiều tác động từ những trận động đất như Nhật Bản, Indonesia, tuy nhiên, tại Hà Nội, cũng đã từng ghi nhận sự rung lắc bởi dư chấn từ các trận động đất ở Điện Biên, Lào, Trung Quốc… Vì thế, người dân Thủ đô, đặc biệt là người dân sống tại các khu chung cư, tập thể cũ xuống cấp không khỏi hoang mang, lo lắng về vấn đề an toàn sinh mạng khi có động đất xảy ra.

Tìm hiểu được biết, trên lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam có các hệ thống đứt gãy hoạt động và được gọi theo tên các con sông lớn như sông Hồng, sông Chảy, sông Mã, sông Đà, sông Cả. Cũng theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Chảy, là đới đứt gãy đang trong thời kỳ yên tĩnh với nguy cơ động đất không cao. Dù vậy, trong đới này từng xảy ra các trận động đất mạnh 5,1-5,5 độ richter. Chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,4 độ Richter ở Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra năm 1285.

Về vấn đề này, TS. Đỗ Tiến Thành - Phó Giám đốc Viện chuyên ngành kết cấu công trình xây dựng - Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng IBST (Bộ Xây dựng) cho biết: Từ rất sớm, Bộ Xây dựng đã quan tâm đến tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế công trình chịu động đất. Cụ thể, lần đầu tiên những số liệu về động đất của Viện Vật lý địa cầu được Bộ Xây dựng đưa vào QCXDVN:1997, sau đó là TCXDVN 375:2006, QCVN 02:2009/BXD Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, và TCVN 9386:2012 thiết kế công trình chịu động đất. Mới đây, QCVN 02:2022/BXD về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng cũng đã được ban hành trên cơ sở soát xét QCVN 02:2009/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam. Khi thiết kế công trình chịu động đất, đỉnh gia tốc nền tham chiếu tại địa điểm xây dựng được xác định bằng một trong hai cách sau: Theo bảng phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu theo địa danh hành chính hoặc khi cần chính xác hơn theo Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (được lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Cũng theo tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 thì các công trình chung cư tại Hà Nội bắt buộc phải được thiết kế chống chịu động đất. Về mặt luật pháp, đơn vị thiết kế các tòa nhà này phải có đủ năng lực khi thiết kế để tuân thủ quy chuẩn đã quy định.

Đối với những công trình được xây dựng mới hiện nay thì có thể yên tâm về khả năng chống chịu động đất, nhưng lo lắng lớn nhất là các tòa nhà thấp tầng, các khu chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng hiện đã có hiện tượng sụt lún, xuống cấp khá nghiêm trọng. Do đó, nếu động đất xảy ra, nhiều người dân lo sợ liệu có hay không khả năng sụp đổ hàng loạt chung cư cũ.

Từ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh báo mất an toàn tại các chung cư, tập thể cũ -0
Hầu hết các chung cư này đều đã có tuổi thọ lâu đời, phần lớn quá trình sử dụng có qua nhiều đời chủ sở hữu nên rơi vào cảnh cơi nới chuồng cọp, lấn chiếm không gian, diện tích sử dụng chung…

Thực tế quan sát, tìm hiểu tại chung cư, khu tập thể cũ ở Hà Nội nhận thấy, hầu hết các công trình này đều được xây dựng từ những năm 1970, 1980 với kết cấu lắp ghép tấm lớn, chiều cao trung bình 4-5 tầng. Sau 30, 40 năm sử dụng, hầu hết đều đã xuống cấp, hư hỏng, có tình trạng sụt lún, nứt tường, các đơn nguyên bị tách ra (như ở Khu tập thể Thành Công). Trong quá trình sử dụng, người dân còn chất tải thêm bình dữ trự nước 1-2m3, cơi nới chuồng cọp…hoặc cải tạo, thay đổi so với thiết kế ban đầu, phá bỏ tường ngăn tầng một để kinh doanh. Do đó, nguy cơ sập, đổ là rất cao nếu có xảy ra động đất hoặc tác động của gió bão cấp nguy hiểm. Ngoài động đất, mưa, bão, ngập úng nền đất, đất ngâm nước lâu ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến địa chất đất nền, gây lún, lệch cũng có thể dẫn đến sụp đổ. Vì vậy, rủi ro an toàn công trình là có, nhưng ở mỗi chung cư, khu tập thể cũ sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cần được khảo sát và nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng.

Cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần khẩn trương kiểm định, đánh giá chất lượng các công trình, sớm có phương án di dời (đối với những khu tập thể, chung cư ở mức độ nguy hiểm), đẩy nhanh công tác cải tạo, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.