Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ

Sáng 24.2, trong khuôn khổ Ngày Thơ Việt Nam 2024, đã diễn ra Tọa đàm “Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ”.

Bản lĩnh quyết định cá tính sáng tạo

Theo nhà thơ Nguyễn Quang Hưng, vấn đề bản lĩnh, cá tính sáng tạo được nhắc đến nhiều khi nhà thơ tìm và mong thấy được những giọng thơ mới mẻ, đặc sắc, có nét riêng không trộn lẫn. Tất nhiên không dễ để lọc được những gương mặt, giọng điệu như thế cũng như chỉ rõ bản lĩnh, cá tính của họ trong đời sống thơ trùng điệp, lẫn lộn hôm nay. Chính bối cảnh đó đặt nhà thơ đối diện những va đập không nhỏ của truyền thông, của sự khen, chê mà nhiều khi khen cũng thái quá và chê cũng dữ dằn.  

Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ
Tọa đàm “Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ Ngày Thơ Việt Nam năm 2024

Vì vậy, Nguyễn Quang Hưng cho rằng, các nhà thơ cần có bản lĩnh để kiên định trên con đường đi tìm, xác định cá tính sáng tạo của mình và có bản lĩnh để giữ gìn cá tính đó. Cũng như ngược lại, nhà thơ có thể định hình cá tính sáng tạo và ngày càng làm vững vàng hơn bản lĩnh của mình trong việc tiếp tục làm cho cá tính đó thăng hoa, phát huy lên cao hơn.

“Như vậy, chúng ta có thể nhìn hai khái niệm này ở trạng thái động. Nghĩa là không thể có bản lĩnh hay cá tính ngay từ ban đầu mà phải qua quá trình học hỏi, thử sức, rèn luyện, tìm đường, đối thoại, đối diện với những thành quả thơ ca đã có, những tác giả thành công đi trước. Một chặng đường gian truân mà nhiều khi, bản lĩnh, cá tính nhà thơ còn được bồi đắp trong những cuộc đối mặt với sự nghi ngờ, chê cười, xem thường, tẩy chay, lạnh lùng…”, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng nói.

Đồng quan điểm, nhà thơ Hoàng Kim Ngọc chia sẻ, bản lĩnh nhà thơ được thể hiện ở sự lao động hết mình, tự tin, dấn thân cho nghệ thuật, dám vượt lên cái cũ để đổi mới, đột phá, kiên trì, bền bỉ xác lập một hướng đi cho thơ mình; dám dò dẫm tìm đường, mở lối đi riêng, chấp nhận sự phê bình hoặc phản ứng của công chúng, đồng nghiệp...

Nhà thơ Đặng Huy Giang cũng nêu quan điểm, đối với người viết, bản lĩnh chính là sự tự tin, tự làm chủ mình trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, đến mức tuyệt đối. Bên cạnh đó, không chạy theo người khác, không giống người khác, cũng là một đòi hỏi và cũng đến mức tuyệt đối... “Có một thời, không ít nhà thơ bỏ sở trường, chạy theo sở đoản. Vốn viết thơ tình rất hay, nhưng lại xoay ra viết thơ sản xuất, chiến đấu... cho hợp thời. Rồi thơ sản xuất, chiến đấu... cũng chẳng đâu vào đâu và trở nên bất cập. Ấy là sự xa rời mình nên không thể trở thành mình. Ấy là sự tự đánh mất mình và đương nhiên trở thành người viết không có bản lĩnh”.

Có bản lĩnh là có bản sắc, có bản sắc là có tất cả

Dễ thấy nhất, câu chuyện sáng tạo để hình thành nên những khác biệt trong nhóm những người tài danh như Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt…, đến hôm nay vẫn làm chúng ta suy nghĩ, ngạc nhiên và khâm phục. Đó là những ví dụ sinh động cho bản lĩnh, cá tính nhà thơ với những câu hỏi cần tiếp tục xới lên về cái nhìn kỹ hơn, công bằng hơn trong tiến trình đổi mới thơ ca đất nước.    

Từ bản lĩnh đến bản sắc nhà thơ
Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 22 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Nhấn mạnh hơn vấn đề này, nhà thơ Hoàng Kim Ngọc nhắc lại bản lĩnh của nhà thơ Phùng Quán qua bài thơ “Lời mẹ dặn” của ông: … Đi trọn đời trên con đường chân thật/ Yêu ai cứ bảo là yêu/ Ghét ai cứ bảo là ghét/ Dù ai ngon ngọt nuông chiều/ Cũng không nói yêu thành ghét/ Dù ai cầm dao dọa giết/ Cũng không nói ghét thành yêu/ Tôi muốn làm nhà văn chân thật/ chân thật trọn đời/ Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi/ Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã/ Bút giấy tôi ai cướp giật đi/ Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá

“Bản lĩnh của nhà thơ còn là giữ vững lập trường khi xác định sứ mệnh của nhà thơ là phải chống lại cái ác và tôn vinh vẻ đẹp nhân văn; không một thế lực nào có thể bắt mình nói những điều giả dối, trái với lương tâm”, Hoàng Kim Ngọc khẳng định. Hay nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa “có bản lĩnh là có bản sắc, có bản sắc là có tất cả”.

 Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương, nhắc đến nhà thơ là nhắc đến diện mạo trong các tác phẩm của họ. Trong diện mạo ấy có những giá trị có thể gọi là có bản sắc, mà bản sắc thì không thể hình thành trong chốc lát, càng không phải có sẵn, mà hình thành qua một quá trình. Một bài thơ là kết quả của sự hội tụ nhiều yếu tố. Đó là sự bùng nổ, thăng hoa của cảm xúc, sự hoàn hảo về cấu trúc, nhịp điệu và đôi khi thêm một chút may mắn. Để sáng tạo nên bài thơ thì nhà thơ phải có quá trình học tập, lao động, rèn giũa lâu dài. Chặng đường ấy được khởi đầu từ bản lĩnh đi đến cái kết là bản sắc.

Văn hóa

Một cảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên II”
Văn hóa - Thể thao

Công diễn “Bản danh sách điệp viên II” gây quỹ hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 3

Vào 20h tối 22.9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Nhà hát Kịch Công an nhân dân biểu diễn vở “Bản danh sách điệp viên II”. Toàn bộ số tiền bán vé trong đêm diễn cùng sự ủng hộ của khán giả sẽ được thông qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị gửi tới đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.