Triển vọng kinh tế năm 2022

Khi “cơn bão” Covid-19 tạm lắng thì những cú sốc kinh tế mới lại phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, làm gia tăng bất định về hướng phục hồi trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi khá “thần kỳ” sau những “tổn thương” vì dịch nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách.

Phục hồi thần kỳ

Theo các chuyên gia, kết quả là tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 hiện được dự báo chỉ đạt tốc độ 2,9%, giảm 1,2% so với dự báo đưa ra trước đó vào tháng 1, năm 2022. Tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi (EMDE) được dự báo giảm một nửa trong năm nay, từ mức 6,6% năm 2021 xuống còn 3,4% năm 2022. Bên cạnh đó, lạm phát tăng mạnh ở cả các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế EMDE, với trên 75% các quốc gia ở cả hai nhóm đều đã vượt mục tiêu lạm phát.

Ngoài ra, viễn cảnh phục hồi kinh tế trên toàn cầu cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Trong đó, các biến chủng Covid-19 mới tiếp tục là một rủi ro nghiêm trọng, và khi mọi người trên khắp thế giới trở nên kiệt sức với các biện pháp kiểm soát dịch thì tình trạng “mệt mỏi” này có thể cản trở những nỗ lực kiểm soát sự lây lan. Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến Covid-19 tiếp tục diễn ra trên bình diện quốc tế, đẩy giá cả lên cao và làm thay đổi xu hướng của các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Thêm vào đó, căng thẳng chính trị làm dấy lên những thắc mắc về lợi ích và tương lai của toàn cầu hóa, với kết quả là các khu vực đang tách ra khỏi các quan hệ kinh tế - ít nhất trong ngắn hạn và ở một số lĩnh vực chiến lược.

Các chuyên gia cũng nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang hồi lại sau hai năm tổn thương, nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế đối ngoại bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn. Các chuyên gia của của Ngân hàng Thế giới (Worldbank) đánh giá GDP của Việt Nam trong năm 2020 - 2021 tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân 6,5 - 7% trong giai đoạn 2016 - 2019, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít các quốc gia vẫn có khả năng tăng trưởng trong thời kỳ đại dịch. Nền kinh tế bật tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng 5,1% trong quý I.2022, sau đó, tăng trưởng vượt lên 7,7% trong quý II. Đây là tốc độ cao nhất trong một thập kỷ qua nhờ khu vực công nghiệp chế tạo, chế biến có khả năng chống chịu và sự phục hồi vững chắc của khu vực dịch vụ…

Triển vọng kinh tế năm 2022 -0
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các chuyên gia phân tích, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,42% trong nửa đầu năm 2022 là mức cao nhất trong 3 năm qua, nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ trước đại dịch. Nhưng nhờ có sự phục hồi mạnh mẽ, GDP tăng trưởng đạt 7,72% trong quý II, năm tương đương tốc độ tăng trưởng các quý trước đại dịch. Trong đó, năng động nhất trong 6 tháng năm 2022 vẫn là một vài lĩnh vực chế tạo chế biến như may mặc (tăng 23,3%), giày da (tăng 13,1%), sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học (tăng 11,2%), và chế tạo máy (tăng 9,1%). Những lĩnh vực này cũng là động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

Thực tế cho thấy, khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 4,6% trong quý I và đạt tốc độ cao kỷ lục 8,6% trong quý II, khi biện pháp giãn cách xã hội trong nước và kiểm soát biên giới được nới lỏng làm nhu cầu dồn nén đối với các dịch vụ tiêu dùng được giải phóng, sức hồi phục mạnh mẽ.Đà phục hồi của tiêu dùng tăng lên 7,3% trong quý II, năm 2022, tương đương với tốc độ trước đại dịch. Dữ liệu tần suất cao cho thấy doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng tốc nhanh chóng từ tốc độ tăng 0,4% trong tháng 1 lên mức kỷ lục 27,3% trong tháng 6.

Triển vọng kinh tế năm 2022 -0

Tuy nền kinh tế đã mở cửa trở lại, nhưng các doanh nghiệp đang phục hồi nhưng còn yếu. Theo Khảo sát đánh giá tác động tới doanh nghiệp lần thứ 5 của Ngân hàng Thế giới được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3, năm 2022 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh đạt 92,6%, mức cao nhất kể từ giai đoạn tháng 9 - 10, năm 2020. Tỷ lệ gia nhập ròng cũng tăng, trong đó số doanh nghiệp giải thể từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 và số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức cao nhất kể từ năm 2019.

Mặc dù, Covid-19 vẫn tiếp tục để lại một số tác động trên thị trường lao động đến tận quý II.2022, nhưng tình hình thị trường lao động đã có chuyển biến tích cực ngau khi nền kinh tế phục hồi sau đợt giãn cách vào quý III.2021.

Rủi ro vẫn tiềm ẩn

Các chuyên gia của Worldbank cho rằng, triển vọng kinh tế tích cực, nhưng rủi ro đã gia tăng đòi hỏi các cấp có thẩm quyền phải có những biện pháp chính sách chủ động hơn để ứng phó với những biến động và đạt những mục tiêu tăng trưởng.

Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức, nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn khá thuận lợi. Điều quan trọng là sự phục hồi đã diễn ra ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự phục hồi nhanh của khu vực dịch vụ, ước tăng 6,6%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, cho thấy những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương trong thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Triển vọng kinh tế năm 2022 -0

“Nửa cuối năm năm 2022, mặc dù tình hình đại dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng ở mức cao và chưa quay về mức tiềm năng đầy đủ. Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2022, nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu như hiện nay, lãi suất của các nền kinh tế lớn tăng không quá cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 7% - 7,5%. Khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,5% - 3,8%, vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Mặc dù, cú sốc giá nhiên liệu dự kiến sẽ tiêu tan vào năm 2023, nhưng hiệu ứng lan tỏa vòng hai có thể tiếp tục diễn ra. Trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã được điều hành linh hoạt và chủ động hơn. Lượng cung tiền vào nền kinh tế ở mức vừa phải, tỷ giá cơ bản ổn định. Đây là cơ sở để chỉ số lạm phát cơ bản thấp, giúp ổn định thị trường tài chính tiền tệ và giúp cho CPI tăng thấp”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Triển vọng kinh tế năm 2022 -0
Thị trường lao động phục hồi tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng nhận định, sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 tiếp tục được hưởng lợi nhờ chính sách tài khoá, tiền tệ nới lỏng ở mức độ thấp hơn nhờ vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023. Viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn phải đối mặt với những rủi ro lớn, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trong đó có rủi ro do các biến chủng Covid-19 mới xuất hiện và lây lan, cùng với sự gián đoạn của hoạt động kinh tế kèm theo. Rõ ràng, những rủi ro liên quan đến Covid-19 có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ và thiếu hụt lao động có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi đầy đủ. Ngoài ra, rủi ro tài chính có thể tăng lên khi nhìn vào những yếu kém trên bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình, do có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đầu tư và tiêu dùng trong nước…

Một số chỉ số dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam
Một số chỉ số và dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam

“Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phải cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục chính sách hỗ trợ để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính đang phát sinh. Bất ổn định gia tăng đồng nghĩa với việc chính sách phải tiếp tục thích ứng với nhịp độ phục hồi cả ở Việt Nam và trên thế giới, đồng thời phải thận trọng với lạm phát và những rủi ro về tài chính”, các chuyên gia khuyến cáo.

Trong điều kiện quá trình phục hồi trong nước chưa hoàn tất và nhu cầu trên toàn cầu được dự báo sẽ yếu đi, chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ là cách để phòng ngừa rủi ro cho tăng trưởng kinh tế. Chương trình phục hồi dự kiến đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ số, để giúp đẩy mạnh quá trình phục hồi cầu trong nước trong ngắn hạn, đồng thời nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu là hướng đi không chỉ giúp các hộ nghèo và dễ tổn thương chống đỡ lại tác động của các cú sốc giá nhiên liệu và lạm phát gia tăng mà còn hạn chế được tác động đến tiêu dùng tư nhân hiệu quả hơn…

EMagazine

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Sự kiện nổi bật

Thế Nước: Tầm nhìn năm 2030

TS. NHỊ LÊ- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Từ mốc son 79 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, nhìn lại 40 năm đổi mới, 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa.

titlecolor:2
Văn hóa

55 năm sáng ngời Di chúc

Trong kho tàng những giá trị văn hóa do ông cha ta để lại, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những báu vật đặc biệt của quốc gia. Nếu như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam mới, được coi như những áng thiên cổ hùng văn, thì bản Di chúc của Bác Hồ lại là mẫu mực của những điều gửi gắm với một tình thương yêu vô bờ bến.

titlecolor:1
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm

Sáng 2.9.1945, từ Quảng trường Ba Đình rực rỡ nắng vàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ mấy tháng sau đó, vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, ngày 6.1.1946, toàn dân ta đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Khóa I, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám
Chính trị

Chủ động, khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 26.8, ngay sau khi thông qua các dự thảo Nghị quyết về công tác nhân sự, Quốc hội đã bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:

titlecolor:1
Chính trị

Phải có giải pháp, thời hạn thực hiện cụ thể, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc: 

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”
Chính trị

Báo Đại biểu Nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, tầm nhìn, chủ động thực hiện hiệu quả vai trò là “Tờ báo của Quốc hội”

Lời Toà soạn: Sáng 8.8, tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Cộng tác viên toàn quốc lần thứ 17 của Báo Đại biểu Nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

titlecolor:1
Chính trị

Phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 3.8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. 

Tại Hội nghị, căn cứ các quy định của Đảng, trên cơ sở định hướng giới thiệu nhân sự của Bộ Chính trị, Trung ương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, suy tôn, thống nhất rất cao với số phiếu tuyệt đối 100% bầu đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng:

titlecolor:4
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo trí tuệ, bản lĩnh, hiện thân của sự gương mẫu

13 giờ 38 phút ngày 19.7.2024. Một trái tim lớn vừa ngừng đập!

Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong mọi hoàn cảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cho thấy rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiền phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”
Đời sống

“Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc!”

Xin mượn dòng tâm thư đẫm nước mắt dành cho mẹ của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh từ chiến trường 81 ngày đêm khói lửa - Thành cổ Quảng Trị… để bắt đầu cho chuỗi cảm xúc chuyến “về nguồn” của Đoàn công tác Báo Đại biểu Nhân dân do Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền dẫn đầu, về với dải đất miền Trung giữa những ngày tháng 7 thiêng liêng… Trong suốt hành trình tri ân ấy, mang theo tấm lòng thành kính, Đoàn đến nhiều địa danh ghi dấu ấn lịch sử của một thời đạn bom khốc liệt, như: Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Hang Tám Cô, Ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn…

titlecolor:1
Thời sự Quốc hội

Cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục định hướng cho Quốc hội không ngừng đổi mới và phát triển

TRẦN THANH MẪN- Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời tòa soạn: Chiều nay, 16.7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt Cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhân sự kiện quan trọng này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với tiêu đề: "Cuốn sách "Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục định hướng cho Quốc hội không ngừng đổi mới và phát triển".