Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đưa Luật vào cuộc sống

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã hoàn thiện thêm quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn sở hữu chéo, kiểm soát chặt việc thao túng các tổ chức này. Nhưng để ngăn chặn hiệu quả các hiện tượng nêu trên cần sự phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Hoàn thiện thêm quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đã hoàn thiện thêm quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp tục tạo hành lang pháp lý xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành.

Đánh giá về các điểm mới trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt cho rằng, các quy định tại Luật sẽ giúp lành mạnh hóa hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các yêu cầu cao về quản trị, điều hành tiệm cận thông lệ quốc tế, các quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển đa dạng, hiện đại các hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đưa Luật vào cuộc sống -0

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao việc Luật đưa ra giới hạn trần sở hữu mới tại một ngân hàng. Theo đó, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác (Điều 63).

Đồng thời, Luật cũng điều chỉnh phạm vi các đối tượng được xem là người có liên quan của một chủ thể (khoản 24, Điều 2), qua đó để kiểm soát các quan hệ liên quan đến huyết thống, yếu tố gia đình, sự liên kết về quyền sở hữu tại các doanh nghiệp… góp phần thắt chặt quản lý việc sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng.

Bên cạnh việc giảm tỷ lệ sở hữu, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng yêu cầu các cổ đông sở hữu từ 1% vốn trở lên phải công bố thông tin. Quy định này tạo thuận lợi cho việc xác định nhóm đối tượng sở hữu chéo khi họ có hành động đồng loạt mua hoặc bán cổ phần.

Cùng với đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân nhấn mạnh, các quy định về giảm giới hạn cho vay đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan tại Luật sẽ buộc các ngân hàng phải giảm dần tỷ lệ theo quy định và tìm kiếm các đối tượng khách hàng khác nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung. “Điều này cũng góp phần làm giảm rủi ro sở hữu chéo cũng như tăng tính an toàn cho hệ thống. Đây là quy định rất cần thiết. Nếu dùng thủ thuật lập ra nhiều công ty hơn để vay vốn, tương tự như trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), để "lách" quy định này thì chi phí sở hữu chéo sẽ cao hơn và quy trình phức tạp hơn”, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân nói.

Cần gắn với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu

Các quy định tại Luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần; mở rộng phạm vi các đối tượng được xem là người có liên quan của một chủ thể; về công bố thông tin… sẽ giúp tăng tính minh bạch và tăng khả năng giám sát đại chúng, góp phần làm giảm tình trạng sở hữu chéo, thao túng tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, hiệu lực của các quy định này phụ thuộc nhiều vào khâu thực thi, nhất là trong tuân thủ công bố thông tin một cách thực chất, minh bạch và kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, khó có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng, vì hành vi này được thực hiện rất tinh vi và phức tạp. Do vậy, để hạn chế sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng sẽ phải có sự phối hợp đồng bộ các giải pháp khác, đặc biệt là nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, cũng như nâng cao ý thức và trách nhiệm của những người thực thi pháp luật. Thực hiện các giải pháp này sẽ giúp tránh xảy ra thông đồng giữa các cán bộ thực thi và giám sát hoạt động ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại, dẫn đến không thể phát hiện sớm các sai phạm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống cũng như nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, cần áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện tại như trí tuệ nhân tạo, blockchain để có thể liên thông dữ liệu của ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước, từ đó có thể tự động phát hiện hoặc hệ thống sẽ phát ra các cảnh báo về các giao dịch đáng ngờ, giúp cho việc phát hiện các sai phạm được diễn ra nhanh hơn và tự động hóa, loại bỏ dần yếu tố con người. Như vậy sẽ giúp việc điều hành của Ngân hàng Nhà nước được hiệu quả hơn và hạn chế các tình trạng thông đồng, hối lộ để che mắt các sai phạm như đã từng xảy ra.

Để các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đi vào cuộc sống, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt cho rằng, việc triển khai và giám sát thực thi Luật có vai trò quan trọng. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật, cũng như rõ ràng, đầy đủ, chặt chẽ, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh tới sự cần thiết tăng cường hiệu quả thực thi của Luật gắn với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra cần tăng cường hơn nữa tính hiệu quả và hiện đại hóa trong các quy trình nội bộ, nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thanh tra. Triển khai thực hiện các biện pháp này sẽ giúp kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tượng cố ý “lách luật” của các cá nhân, tổ chức.

Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH thành phố làm việc với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành, đơn vị liên quan trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh sau bão

Tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng, bên cạnh những vấn đề chung, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15, bao gồm chính sách về thành lập Khu thương mại tự do tại thành phố Hải Phòng tại kỳ họp gần nhất sau khi Chính phủ trình. Kiến nghị Bộ Tài chính khi thay đổi chính sách tác động đến thu ngân sách lớn, nhất là các chính sách làm giảm thu ngân sách, Bộ nên đưa ra dự báo trước khi xây dựng dự toán hàng năm để quyết định giao dự toán ngân sách sát thực tế và hạn chế tác động; xem xét hỗ trợ phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tinh thần quyết liệt, quyết tâm nhưng phải quyết làm để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính sách và cuộc sống

"Gỡ" cho được những vướng mắc trong thực thi

Tuần tới, Quốc hội sẽ bắt đầu chương trình nghị sự Kỳ họp thứ Tám với khối lượng công việc có thể nói là nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Là kỳ họp cuối năm nên một nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội là đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, trên cơ sở đó, bàn thảo, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các tháng cuối năm và đặc biệt là cho năm 2025 để tăng tốc, bứt phá “về đích” các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chống lãng phí luôn là một trong những chủ đề "nóng" được Quốc hội quan tâm
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng văn hóa chống lãng phí vì sự phát triển phồn vinh của đất nước

Xây dựng văn hóa chống lãng phí trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của Việt Nam. Thông điệp về xây dựng văn hóa chống lãng phí mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra chính là định hướng chiến lược quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài và phồn thịnh cho đất nước.

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công
Chính sách và cuộc sống

Gỡ vướng trong giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, TP. Hồ Chí Minh được giao hơn 79.263 tỷ đồng vốn đầu tư công nhưng đến ngày 30.9 mới chỉ giải ngân đạt 21,29% kế hoạch. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với UBND thành phố mới đây, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đã thẳng thắn rằng, nếu tháo gỡ được các vướng mắc từ Trung ương, thành phố sẽ giải ngân được 94% vốn được giao.

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện tinh thần “3 rõ”

Chiều 16.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bất cập cũng là lãng phí

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết mới đây đặt yêu cầu trọng tâm cho công tác chống lãng phí; bài viết đã nhận diện và chỉ ra một số dạng thức lãng phí đang nổi lên hiện nay. Soi chiếu theo đó, những bất cập trong tiêu chuẩn, quy chuẩn gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, người dân cũng là một dạng lãng phí - lãng phí nguồn lực.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu và cử tri là công nhân, lao động tại hội nghị tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Phát huy hiệu quả những chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Trao đổi với cử tri tại buổi tiếp xúc trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa diễn ra, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, phát huy tinh thần, khí thế 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, cả hệ thống chính trị thành phố sẽ phát huy hiệu quả những cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới, thực sự là Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Phải “ngấm” ngay từ khâu soạn thảo

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được Chính phủ đề nghị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám tới để thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (Luật 69).

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn

Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp và thường xuyên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn. Đây là một trong những hình thức giám sát có hiệu lực, hiệu quả cao và thiết thực nhất. Do đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn là yêu cầu cần thiết, khách quan của Quốc hội.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Sớm gỡ vướng pháp lý cho bất động sản

Vướng mắc về các dự án bất động sản, thị trường bất động sản còn có nội dung chưa được tháo gỡ. Điều tiết thị trường bất động sản còn bất cập, mất cân đối cung cầu. Giá bất động sản một số địa bàn tăng cao vượt quá khả năng mua của đa số người dân, vẫn còn hiện tượng đầu cơ, thổi giá. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã nhấn mạnh thực trạng này tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.