Cà phê Gia Lai giữ vững đà tăng trưởng

Đặt mục tiêu xuất khẩu cà phê đạt 680 triệu USD trong năm 2023, tỉnh Gia Lai quyết tâm vừa ổn định thu nhập người trồng cà phê vừa giữ vững thương hiệu đặc sản địa phương.

Được mùa, giá tăng

Có hơn 18.000ha cây cà phê, Ia Grai là một trong những huyện trọng điểm thu hoạch cà phê thương mại của tỉnh Gia Lai. Năm 2023 giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao ảnh hưởng đến chi phí đầu tư nhưng nhờ đa số người dân đã chuyển hướng sang thâm canh hữu cơ, tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, phân hữu cơ để làm nguồn phân bón chính cho vườn cây nên niên vụ đã đạt lợi nhuận như mong muốn.

Nông dân Gia Lai thu hái cà phê đầu vụ Ảnh: Hoài Nam
Nông dân Gia Lai thu hái cà phê đầu vụ. Ảnh: Hoài Nam

Ông Bùi Văn Lang ở làng Út, xã Ia Hrung vui mừng cho hay, năng suất cà phê của gia đình ông năm nay tăng hơn 10% so với năm trước, khả năng thu hoạch được trên 20 tấn cà phê nhân trên diện tích 6ha của gia đình. Dự kiến theo thời giá sẽ thu về hơn 350 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ia Grai, năm nay cà phê trên địa bàn được mùa, sản lượng ước cao hơn năm ngoái 10%. Dự kiến năng suất cà phê bình quân của địa phương khoảng trên 3,5 tấn nhân/ha, một số nơi đạt năng suất từ 4,5 - 6 tấn nhân/ha do áp dụng công nghệ kỹ thuật.

“Giá cà phê hiện cao hơn so với năm trước là tin vui cho bà con nơi đây. Thời gian qua, địa phương thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, nhờ vậy năng suất và chất lượng thu hoạch cà phê nhân gia tăng đáng kể”, đại diện Phòng NN - PTNT huyện Ia Grai chia sẻ.

Còn qua đánh giá sơ bộ tại huyện Đak Đoa, địa bàn có hơn 28.000ha diện tích trông cây cà phê, năng suất cà phê năm nay bình quân đạt khoảng 4 - 5 tấn/ha. Theo đại diện Phòng NN - PTNT huyện Đak Đoa, thời tiết năm nay rất thuận lợi cho sản xuất cà phê và dự kiến năng suất bình quân đạt 4 tấn nhân/ha, tăng hơn 10% so với niên vụ trước. Bên cạnh năng suất tăng, giá cà phê cũng đang ở mức cao nên người dân rất phấn khởi.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có hơn 87.000ha cà phê thương mại, tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm như Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang, Chư Sê và Chư Pưh. Hiện nay, nông dân các địa phương đang chú trọng đến việc thu hái cà phê đảm bảo tỷ lệ quả chín, điều này sẽ giúp người trồng cà phê được lợi từ 15 - 20% sản lượng so với hái xanh.

Thị trường cà phê trên thế giới đang thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ cà phê robusta đang ngày càng tăng. Do đó, người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung rất phấn khởi vào một mùa vụ cà phê được mùa, được giá để bù lại chi phí sản xuất.

Xây dựng thương hiệu để tăng trưởng bền vững

Theo Sở NN - PTNT tỉnh Gia Lai, nhờ có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thu hoạch cà phê tại Gia Lai những năm gần đây giữ vững đà tăng trưởng. Hiện diện tích trồng cà phê của tỉnh khoảng 100.000ha và theo ước tính, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 680 triệu USD trong năm 2023 (tăng 3,03% so năm 2022).

Nông dân phấn khởi vụ cà phê 2023 được mùa
Nông dân phấn khởi vụ cà phê 2023 được mùa. Nguồn: ITN

Sản phẩm cà phê Gia Lai được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lựa chọn tham gia Dự án thí điểm "Xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị dành cho các nhà sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Việt Nam". Đây là cơ hội để sản phẩm cà phê của Gia Lai có thêm những điều kiện thuận lợi để tiến bước vững chắc, mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Đại diện một doanh nghiệp trồng cà phê tại huyện Đăk Đoa cho hay, muốn cà phê đứng vững trên thị trường quốc tế cần minh bạch vùng nguyên liệu, tập trung bảo vệ cho người nông dân canh tác hữu cơ, canh tác sạch, phát triển cà phê bền vững sẽ đem lại lợi ích cho người nông dân, doanh nghiệp và môi trường.

Thực tế cho thấy, sản xuất cà phê đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động tại địa phương. Tham gia sản xuất cà phê, đời sống người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ gia đình khá, hộ gia đình giàu ngày càng tăng; trong đó, có một bộ phận không nhỏ là bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất cà phê sạch để nâng cao chất lượng, giá trị cho sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến cà phê bền vững và một phần sản phẩm cà phê đặc sản, nhằm thâm nhập vào các thị trưởng có tiềm năng trong nước và xuất khẩu. Điển hình như: cà phê Thu Hà, cà phê Tamba, Classic Coffee, L'amant Café... đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong nước và bước đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Theo kế hoạch, đến năm 2025, Gia Lai sẽ phát triển diện tích cà phê đặc sản khoảng 1.200ha, bằng 1,2% diện tích cà phê toàn tỉnh. Mục tiêu đến giai đoạn 2026 - 2030, phát triển diện tích cà phê đặc sản khoảng 2.300ha, bằng 2,4% diện tích cà phê toàn tỉnh.

Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: "Kỷ luật và đồng tâm" tạo đột phá ngay từ những tháng đầu năm

Năm 2025 được xác định là năm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 67 để đánh giá toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho quý II. Với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", toàn hệ thống chính trị tỉnh đang nỗ lực cao nhất để tạo ra những đột phá, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường
Địa phương

Hà Nội: Dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính và đặt, đổi tên xã, phường

Chiều 3.4, tại hội nghị giao ban quý I.2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.