Trẻ 10 tháng tuổi nguy kịch do kí sinh trùng “ăn não” hiếm gặp

Bệnh amip “ăn não” là bệnh gây ra do ký sinh trùng (tên khoa học: Naegleria fowleri). Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng lại gây tổn thương não nặng nề, dẫn đến tử vong trong hơn 95% các trường hợp.

Thời gian gần đây, khoa Hồi sức Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận một trường hợp trẻ 10 tháng tuổi mắc căn bệnh amip "ăn não" nguy hiểm hiếm gặp.

Theo đó, bệnh nhi nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với các triệu chứng sốt cao, nôn ói nhiều và lừ đừ. Mặc dù, trẻ có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh trước đây.

Sau nhập viện khoảng 8 giờ, trẻ bắt đầu lên cơn co giật toàn thân nhiều lần kèm rối loạn tri giác nên được đặt nội khí quản. Diễn tiến sau đó bé hôn mê sâu, không đáp ứng với các kích thích, siêu âm não và chụp cắt lớp vi tính sọ não ghi nhận có dãn não thất cấp tính.

Qua xét nghiệm cho ra kết quả: Nhiễm trùng tăng cao (chỉ số CRP: 151 mg/L), dịch não tủy vàng đục, 4032 tế bào bạch cầu (80% đa nhân), lactate dịch não tủy 11,8 mmol/L, protein dịch não tủy 6,9 g/L. Các xét nghiệm nuôi cấy tác nhân thông thường trong máu và dịch não tủy đều âm tính. 

Trẻ 10 tháng tuổi nguy kịch do kí sinh trùng “ăn não” hiếm gặp -0
Bệnh nhi được điều trị tích cực thở máy (Ảnh: BVCC)

PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm - Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, do biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm của bé diễn tiến xấu nhanh. Các bác sĩ quyết định làm PCR đa tác nhân trong dịch não tủy và xác định được ký sinh trùng Naegleria fowleri trong dịch não tủy với số lượng copies rất cao (3,3x107 copies).

Kết quả này sau đó đã được xác nhận lại bằng soi tươi phát hiện có amip “ăn não” trong mẫu dịch não tủy của bệnh nhi. Đây là bệnh hiếm, số trường hợp bệnh trên toàn thế giới vẫn còn rất ít.

Hiện, bé vẫn đang được điều trị tích cực với thở máy, dẫn lưu não thất ngoài để giảm áp lực nội sọ, chống phù não, kháng sinh phổ rộng và các thuốc theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) bao gồm Fluconazole, Amphotericin B, Rifampicin, Azithromycin và Dexamethasone. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi vẫn còn đang rất nặng.

Bác sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên cho biết thêm, Amip Naegleria fowleri là một ký sinh trùng đơn bào, thuộc lớp chân giả và là loài Naegleria duy nhất gây bệnh ở người. Amip sống được ở nhiệt độ trên 30 độ C và chịu được nhiệt độ lên đến 45 độ C trong môi trường tự do.

Đặc biệt, kí sinh trùng Amip thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm, chẳng hạn như ao, hồ, sông, suối nước nóng, đất ẩm; chưa có bằng chứng ghi nhận ký sinh trùng có thể tồn tại trong môi trường nước biển.

Trong đó, Amip xâm nhập vào não bộ của người thông qua niêm mạc đường mũi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thường không đặc hiệu và giống với các triệu chứng của viêm màng não do tác nhân vi khuẩn thông thường, do đó chẩn đoán bệnh ở giai đoạn đầu thường khó khăn và chậm trễ.

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm nhức đầu, sốt, buồn nôn và nôn; tuy nhiên sau đó bệnh tiến triển nhanh chóng và hầu hết người mắc bệnh đều dẫn đến hôn mê và tử vong trong vòng 1 đến 18 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu. Chẩn đoán xác định bệnh cần dựa vào các xét nghiệm chuyên sâu như soi tươi tìm amip trong dịch não tủy, xét nghiệm PCR để xác định DNA của amip.

“Qua trường hợp trên, chúng tôi khuyến cáo người dân nên sử dụng nguồn nước sạch, hạn chế sinh hoạt và tắm rửa ở những nơi có nguồn nước bẩn”, Bác sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên thông tin .

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.