Niềm tin vào tín dụng chính sách

Không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của người nghèo, người yếu thế mà tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện còn là sợi dây kết nối giữa người dân, cấp ủy và chính quyền. Sợi dây ấy, ngày một nối dài và trở thành công cụ giảm nghèo đắc lực, được các cấp chính quyền tin tưởng, lựa chọn.

Lượng vốn nhận ủy thác lớn nhất trong 16 năm

Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của NHCSXH cho thấy, đến hết năm 2018, tổng nguồn vốn đạt 194.420 tỷ đồng, tăng 19.038 tỷ đồng so năm 2017; đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 11.809 tỷ đồng, tăng 2.764 tỷ đồng so với năm 2017 - mức tăng lớn nhất trong 16 năm qua. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 187.792 tỷ đồng, tăng 16.003 tỷ đồng (tăng 9,3%) so với năm 2017, với gần 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang được vay vốn. Cùng với việc tăng trưởng dư nợ, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,78%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn 736 tỷ đồng, chiếm 0,39%/tổng dư nợ…

Năm 2018, đã có hơn 300 nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách
Năm 2018, đã có hơn 300 nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

Tổng doanh số cho vay năm 2018 đạt 62.078 tỷ đồng, tăng 6.964 tỷ đồng so với năm 2017, với hơn 2,1 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp hơn 300 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 245 nghìn lao động; giúp hơn 6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 51 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,3 triệu công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng gần 30 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống; hơn 2,8 nghìn căn nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội…

Nhìn vào biểu đồ sức khỏe của vốn tín dụng chính sách năm 2018 có thể thấy, nguồn vốn không những phát huy hiệu quả trong việc giảm nghèo mà còn tạo được sự tin tưởng của cấp ủy và chính quyền địa phương, khi số vốn ủy thác từ các tỉnh, thành phố sang NHCSXH ngày một tăng lên. Một số tỉnh, thành phố có nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay lĩnh vực giải quyết việc làm ngay tại địa phương đạt kết quả tốt, như Hà Nội đạt 2.134 tỷ đồng; Bình Dương 535 tỷ đồng; TP Hồ Chí Minh là 508 tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 406 tỷ đồng; Đà Nẵng 249 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 161 tỷ đồng…

Đẩy lùi bằng được “tín dụng đen”!

Đó là yêu cầu cấp bách của Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của đơn vị năm 2019 vừa diễn ra mới đây. Tổng Giám đốc cho rằng, trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” xảy ra trên nhiều địa bàn, gây bất ổn xã hội, tác động xấu đến hoạt động tiền tệ ngành ngân hàng, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, các đơn vị tập cần trung rà soát các đối tượng vay vốn, không để một đối tượng nào thuộc diện hộ nghèo mà không được tiếp cận tín dụng chính sách, rơi vào bẫy “tín dụng đen”.

Theo đó, ngay từ đầu năm 2019, toàn hệ thống nghiêm túc bám sát chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của đơn vị năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ giao; tiếp tục tham mưu các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương các cấp thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40 và Quyết định số 401 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần chú trọng chấp hành các thủ tục quy trình nghiệp vụ, chất lượng hoạt động giao dịch tại xã, công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, sự tham gia của chính quyền địa phương; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tiếp tục thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và phúc tra chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố theo kế hoạch. Tăng cường công tác giám sát từ xa hoạt động tại NHCSXH cơ sở nhằm kịp thời phát hiện sai sót, tồn tại để có biện pháp xử lý. Tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời những giải pháp và chính sách mới được ban hành có liên quan đến hoạt động của NHCSXH. Chủ động rà soát các chương trình tín dụng chính sách xã hội để tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh đối tượng cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay cho phù hợp thực tiễn hoạt động.

Song song với đó là rà soát, kiện toàn công tác tổ chức cán bộ toàn hệ thống. Tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông về tín dụng chính sách, tăng cường công tác trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Cùng với việc tổ chức triển khai có hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục củng cố xây dựng tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh để làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng cho cán bộ, chăm lo đời sống tinh thần để cán bộ yên tâm công tác, góp phần phát triển hệ thống NHCSXH ngày càng vững mạnh.

Xã hội

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...