Chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch

Trách nhiệm, đúng trọng tâm, xây dựng

Công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn; văn hóa, thể thao và du lịch là nhóm lĩnh vực đầu tiên được đưa ra chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nội dung hỏi - đáp đã cho thấy rõ hơn kết quả việc thực hiện các Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 thuộc trách nhiệm của 3 lĩnh vực. 

Giám sát đến cùng, kịp thời tháo gỡ khó khăn

Nhóm lĩnh vực thứ nhất thuộc trách nhiệm trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Trong tổng số 30 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn, 6 đại biểu tranh luận với nhóm lĩnh vực thứ nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhận được nhiều câu hỏi nhất. 

Lý giải cho việc vì sao các lĩnh vực đưa ra chất vấn lần này đều nhận nhiều câu hỏi, như trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, đó là do các đại biểu rất "yêu văn hóa" nên mới đặt nhiều câu hỏi; và không chỉ "yêu văn hóa", mà các đại biểu còn rất "quý công thương và quý nông nghiệp", nên kỳ thảo luận về kinh tế - xã hội hay chất vấn nào, thì "ba chúng ta cũng đều may mắn được đăng đàn”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ.

Trách nhiệm, đúng trọng tâm, xây dựng -0
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng 

Với tính chất đây là hoạt động "tái chất vấn", "tái giám sát" các nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 nên nhiều nội dung, dù đã được các “tư lệnh ngành” trả lời kỹ tại các kỳ chất vấn trước đó tiếp tục được các đại biểu đặt ra tại phiên chất vấn lần này, nhưng dưới góc độ, các vướng mắc, tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực đã được khắc phục ra sao, việc thực hiện các cam kết, lời hứa của Bộ trưởng đến đâu?

Vậy nên, câu hỏi được các đại biểu tiếp tục đặt ra chủ yếu xoay quanh chủ đề "giải pháp". Với lĩnh vực nông nghiệp, đó là giải pháp, chính sách căn cơ nào để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông sản xuất khẩu? Giải pháp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam là gì? Giải pháp để Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với thủy sản của Việt Nam? Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững? Giải pháp bố trí dân cư vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai? Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường?...

Với lĩnh vực công thương là giải pháp căn cơ gì để phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế…? Hay trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, thì một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm chất vấn là: Giải pháp nâng cao chất lượng và tăng số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cho giai đoạn tới? Giải pháp phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc? Chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa?…

Công tâm và khách quan, không chỉ đánh giá đúng kết quả đạt được của từng lĩnh vực, làm rõ trách nhiệm, các đại biểu cũng gợi mở, đề xuất thêm "hướng đi", "lối ra" cho những tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Các "tư lệnh ngành" cũng khá thẳng thắn và trách nhiệm khi thừa nhận tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực mình, đồng thời trả lời một cách minh bạch những vấn đề đại biểu nêu. 

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) chất vấn

Trả lời chất vấn của ĐBQH Dương Minh Ánh (Hà Nội) về việc đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật trên toàn quốc đang bị thu hẹp cả về quy mô, giảm về chất lượng, nhiều ngành, nhiều chuyên ngành không tuyển sinh được, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, đúng như đại biểu cảnh báo và việc này không phải đến bây giờ chúng ta mới nhận ra mà với vai trò cơ quan quản lý nhà nước, Bộ đã thẳng thắn báo cáo trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua.

Thực tế, theo Bộ trưởng, nếu trong bối cảnh hiện nay không có những giải pháp quyết liệt thì có một số bộ môn nghệ thuật truyền thống sẽ bắt đầu “khép lại”. “Tôi dùng từ "khép lại" vì đầu vào chúng ta không có, muốn đào tạo thì phải có đầu vào, phải có nhu cầu thì các cơ sở đào tạo mới tuyển sinh được”.

Chỉ rõ thực trạng này, Bộ trưởng thẳng thắn chia sẻ: Trong bối cảnh chúng ta hội nhập sâu rộng với quốc tế, có những bộ môn thuộc về nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nguy cơ tác động. Vì vậy, Chính phủ đã có các quy định để khuyến khích, động viên bằng cách giảm học phí và các chế độ ưu đãi.

“Hiện nay chúng tôi đang làm, đang triển khai; các nhóm ngành như nhạc công hát kịch dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ truyền thống… - là những môn chúng ta đang thu hút”, Bộ trưởng nói. Và, việc này không phải các em học trong các trường của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới được ưu đãi mà là quy định chung và hàng năm Bộ đều gửi công văn về tất cả các địa phương, các sở, ngành… đề nghị phát hiện năng khiếu và gửi báo cáo, đề xuất với Bộ.

Song thực tế, Bộ vẫn chưa nhận được thông tin nào từ phía địa phương là có bao nhiêu em có nhu cầu, nguyện vọng hoặc năng khiếu với các môn nghệ thuật truyền thống và mong có cơ chế, chính sách… Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục công bố thông tin rộng rãi, đăng ký các nhóm ngành và nếu phát hiện bất cập sẽ trao đổi với Bộ Tài chính để bảo đảm quyền lợi của người học.

Còn về giải pháp lâu dài, căn cơ, Bộ trưởng cũng cho rằng, “việc này là phải cả hệ thống chính trị, phải yêu văn hóa Việt Nam, coi truyền thống Việt Nam là hồn cốt cần phải gìn giữ, lưu truyền, trao truyền; chỉ khi thực sự yêu thích, đam mê thì chắc chắn tỷ lệ người học sẽ được tăng thêm; việc này chúng ta phải làm, làm bằng nhiều cách và làm từ từ chứ không thể có ngày một, ngày hai và có ngay được các sản phẩm…”.

Cử tri và nhiều chuyên gia kinh tế hiện nay cho rằng, việc điều hành giá điện có nhiều bất cập và chính điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thua lỗ cho ngành điện khoảng hơn 47.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022 và 2023. Bộ trưởng cho biết giải pháp nào để tháo gỡ việc điều hành giá điện một cách tốt nhất trong thời gian tới - ĐBQH Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) chất vấn. 

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn: Không có chuyện do điều hành giá điện vừa qua có bất cập gây ra thua lỗ của ngành điện! Lý lẽ là bởi, là cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực điện, Bộ Công Thương thực hiện 3 chức năng cơ bản là xây dựng quy hoạch, kế hoạch; ban hành cơ chế, chính sách; và thanh tra, kiểm tra. "Trong tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, nhất là chính sách trong vấn đề giá điện vừa qua đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật Điện lực và Luật Giá". Khẳng định điều này, Bộ trưởng cho biết, điện là một trong những mặt hàng phải bảo đảm bình ổn giá theo chỉ đạo của Nhà nước. Với đầu vào hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị duy nhất có chức năng mua bán điện và cung ứng điện bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia, thì phải mua với cơ chế giá thị trường nhưng đầu ra phải bảo đảm bình ổn giá, bởi giá điện có liên quan và ảnh hưởng rất lớn đến các ngành sản xuất khác.

Xử lý kịp thời, nghiêm minh buôn lậu, bán hàng giả, hàng nhái trên không gian mạng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Cho nên, "chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra, như đã vài lần báo cáo với Quốc hội, là chênh lệch giữa giá mua và bán ra của EVN đã khoảng từ 208 đến 216 đồng/kW/giờ", Bộ trưởng nói. Còn quá trình tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi cơ chế điều hành như thế nào để EVN sẽ không bị lỗ trong tương lai, Bộ trưởng cho biết, ngành công thương đang tham mưu với Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự án Luật Điện lực và sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 tới đây theo hướng xóa bù chéo giữa các khách hàng sử dụng điện. Cùng với đó là phải tính đúng, tính đủ, tính hết giá thành điện năng, trong đó có giá sản xuất điện, giá điều độ, vận hành hệ thống điện để bảo đảm khách quan. Hiện nay, Chính phủ đã có quyết định chính thức đưa Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) trực thuộc Bộ Công Thương. Điều đó "sẽ bảo đảm được sự minh bạch, công bằng trong việc điều độ, vận hành hệ thống điện cũng như công bằng giữa các doanh nghiệp phát điện và các đối tượng sử dụng điện", Bộ trưởng nêu rõ.

Mặt khác, theo Bộ trưởng, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định về mua bán điện trực tiếp đối với các khách hàng sử dụng điện lớn và sắp ban hành Nghị định về khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái. Điều đó "sẽ từng bước làm cho thị trường điện của chúng ta sẽ hoàn hảo hơn".

Thẳng thắn, đúng trọng tâm

Thẳng thắn, đúng trọng tâm cũng là tinh thần chủ đạo trong các phần trả lời của Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng. 

Đại biểu Quốc hội Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) chất vấn

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trả lời chất vấn của ĐBQH Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) về giải pháp đưa nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường khó tính như châu Âu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, như cà phê, gạo, điều, thủy sản, gỗ… đều đã vào được những thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Điều này chứng tỏ, chúng ta làm tốt thì mới vào được thị trường như vậy.

Trách nhiệm, đúng trọng tâm, xây dựng ảnh 5
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Dẫu vậy, như thừa nhận của Bộ trưởng, thì hiện doanh nghiệp đang gặp 2 vấn đề khó khăn liên quan đến xuất khẩu nông sản. Một là chi phí logistics, khi xuất khẩu nông sản từ Việt Nam qua các quốc gia thường phát sinh những chi phí rất lớn nên các doanh nghiệp còn ngần ngại. Hai là vấn đề đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường. Thực tế, các tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật này thường thay đổi hàng tháng, chứ không phải hàng năm. Đơn cử như điều kiện về chống hoạt động đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU) đối với mặt hàng thủy, hải sản; hay quy định về chống phá rừng của EU (EUDR) đối với các mặt hàng cà phê, cao su và gỗ, sản phẩm từ gỗ…

Khó là thế, nhưng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, giải pháp là cần có thêm những chính sách hỗ trợ. Thực tế, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên và liên tục tiến hành phiên họp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao nhằm thúc đẩy việc phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng của Việt Nam sang các nước. Tuy nhiên, “thị trường mở nhưng chúng ta có vào được hay không còn do cách chúng ta đi". Nêu rõ vấn đề này, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với chức năng quản lý sản xuất, sẽ cùng các bộ, ngành để làm sao cho các doanh nghiệp của chúng ta ngày càng mạnh mẽ hơn. Bộ cũng sẽ có những chính sách với những thị trường đặc thù, có nhiều khó khăn nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí. 

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam) chất vấn
Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam) chất vấn

Có hay không tình trạng một bộ phận cán bộ quản lý thị trường "bảo kê" cho người có hành vi sai phạm? Trả lời chất vấn này của ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thừa nhận: “Chuyện đó là hoàn toàn chính xác”, bởi cán bộ quản lý thị trường hoạt động đơn tuyến, từng người ở từng vị trí có thẩm quyền, trách nhiệm quyết định việc xử phạt hay không xử phạt, xác định hành vi đó vi phạm hay không vi phạm các quy định của pháp luật.

Với tính chất công việc như vậy, theo Bộ trưởng, giải pháp của ngành công thương, là chỉ đạo thường xuyên để bảo đảm có sự luân chuyển địa bàn công tác của cán bộ phụ trách địa bàn; quy rõ trách nhiệm người đứng đầu theo hướng nếu để xảy ra sai phạm, thì sẽ xử lý rất nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng tiếp tục tham mưu để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách có liên quan, nhất là trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý những hiện tượng vi phạm.

Thực tế, thời gian vừa qua, Bộ đã yêu cầu và xử lý rất nhiều trường hợp, từ cán bộ quản lý cấp đội cho đến cấp cục và xử lý nghiêm với cán bộ trực tiếp xử lý vi phạm trên từng địa bàn. Và đã có hàng chục trường hợp cán bộ trong lực lượng quản lý thị trường chuyển sang cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm tốt công tác giáo dục, quản lý, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, phối hợp với các lực lượng trong việc phát hiện, xử lý những sai phạm, kể cả sai phạm của tổ chức, cá nhân trong lực lượng quản lý thị trường. Đồng thời, tiếp tục làm tốt việc luân chuyển địa bàn để hoạt động của các lực lượng này bảo đảm công khai, minh bạch”, Bộ trưởng nêu rõ.

"Nhìn chung, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng". Khẳng định điều này khi phát biểu kết thúc phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực đầu tiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao các bộ trưởng, trưởng ngành đã chuẩn bị tốt nội dung, tập trung trả lời vào các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ về các vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Đồng thời, ghi nhận nỗ lực của các bộ trưởng trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục bất cập trong phạm vi phụ trách. 

Quốc hội và Cử tri

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận
Lập pháp

Nhiều điểm mới với đối tượng thuộc diện chịu thuế VAT

Lời Tòa soạn: Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục chuyên mục "Luật - Những điểm mới", Báo Đại biểu Nhân dân sẽ lần lượt đăng tải những nội dung và điểm mới căn bản của các đạo luật quan trọng này.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.

Khu tái định cư Làng Nủ
Chính sách và cuộc sống

Làng Nủ mới và tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ"

Lễ khánh thành khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức vào tuần sau. Vài ngày trước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã bàn giao 40 ngôi nhà tái định cư cho người dân sau 68 ngày xây dựng, vượt tiến độ 15 ngày. Những ngôi nhà tái định cư khang trang và vững chãi ở “Làng Nủ mới” không chỉ khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với người dân, nhất là những người ở vùng gặp thiên tai, khó khăn; mà còn minh chứng sống động cho những giá trị mà Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước và thể hiện rõ nét phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời bình.

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý
Chính sách và cuộc sống

Bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý

Đến thời điểm này, kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng kèm theo đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng cần được rà soát, sửa đổi để bảo đảm không có “khoảng trống”.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 25.11.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Sắp xếp, kiện toàn bộ máy rõ về chức năng, tinh gọn về tổ chức, hiệu quả về hoạt động

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Để sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển mới cần tiếp tục đổi mới tư duy về Nhà nước. Theo đó, tư duy lại vai trò của Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cụ thể cần đổi mới nhận thức trên một số vấn đề cơ bản.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.