TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh

Thực tế triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh cho thấy, tỷ lệ phụ huynh đồng thuận cho trẻ làm quen tiếng Anh ở khu vực ngoại thành chưa cao. Cùng với đó, tỷ lệ trẻ làm quen tiếng Anh ở các độ tuổi chưa đồng đều.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh -0
Trẻ làm quen tiếng Anh tại một trường mầm non 

Tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh năm học 2023-2024, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh được triển khai theo Thông tư 50/2020 của Bộ GD-ĐT.

Trong bối cảnh cả nước đang hội nhập quốc tế, việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen thêm một ngôn ngữ nhằm giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp là cần thiết. Trẻ được tạo cơ hội tiếp cận với tiếng Anh để thuận lợi hơn trong việc phát triển kỹ năng ở các bậc học cao hơn.

Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ có khả năng bắt chước và học hỏi rất cao. Do đó, nếu không được tạo điều kiện phát triển kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn này sẽ khiến trẻ mất nhiều thời gian hơn ở các bậc học cao hơn.

Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy, tỷ lệ phụ huynh đồng thuận cho trẻ làm quen tiếng Anh ở khu vực ngoại thành chưa cao. Cùng với đó, tỷ lệ trẻ làm quen tiếng Anh ở các độ tuổi chưa đồng đều.

Cụ thể, toàn thành phố có 156.878 trẻ mẫu giáo tham gia chương trình làm quen tiếng Anh. Trong đó, trẻ từ 3-4 tuổi chiếm 51,85%, trẻ từ 4-5 tuổi chiếm 55,52% và trẻ từ 5-6 tuổi chiếm 62,28%.

Từ thực tế triển khai, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh yêu cầu, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai theo đúng quy định và đạt hiệu quả, nhất là cơ sở ngoài công lập.

Hiện, các trường mầm non đang triển khai chương trình cho trẻ làm quen tiếng Anh với thời lượng 2 tiết/tuần, mỗi tiết 30 phút. Trước khi tổ chức triển khai, cơ sở giáo dục phải khảo sát nhu cầu của cha mẹ học sinh, được thể hiện minh chứng qua danh sách phụ huynh đăng ký.

Trong quá trình thực hiện, đơn vị phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ gồm giấy phép thành lập trung tâm, giấy phép hoạt động, bằng cấp chuyên môn, chứng nhận nghiệp vụ sư phạm mầm non của giáo viên…

Đặc biệt, khi phối hợp với các đơn vị tổ chức, nhà trường không phó thác hết trách nhiệm cho đơn vị tổ chức mà cần quan tâm kiểm tra hình thức, phương pháp hoạt động, chất lượng giáo viên và chương trình sử dụng, không để xảy ra tình trạng sĩ số học sinh/lớp quá đông, trẻ chỉ ngồi tại chỗ đọc theo giáo viên khiến tiết học không hiệu quả, không tạo hứng thú cho trẻ.

Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.