Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nỗ lực thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho người lao động

Sáng 7.7, tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật tiến hành khảo sát thực tiễn thi hành Luật Nhà ở.

Tham dự buổi làm việc, có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang; các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh, Ngọ Duy Hiểu.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn -0
Toàn cảnh buổi làm việc

Trình bày cáo cáo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn trong Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ “chăm lo và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của người lao động” theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật Công đoàn 2012. Trong đó, chăm lo đến nhu cầu thiết yếu, bức xúc của đoàn viên, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước, đó là nhu cầu về nhà ở và các điều kiện sinh hoạt thiết yếu phục vụ nhu cầu ở….

Đặc biệt, trong bối cảnh thu nhập, đời sống của một bộ phận không nhỏ đoàn viên, người lao động còn hết sức khó khăn, nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn trong khi thực tế đáp ứng nhà ở cho người lao động còn thấp.

Phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho người lao động -0
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu làm rõ thêm về quy định tại Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin thêm: Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân lao động mặc dù là hoạt động có tính chất kinh tế nhưng không nhằm mục đích lợi nhuận, không nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp bất động sản, mà là phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho người lao động.

Trong bối cảnh hiện nay, nhà ở xã hội cho người lao động đang trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách, là hệ luỵ của một thời gian dài các địa phương tập trung phát triển nhanh các khu công nghiệp nhưng “sao nhãng” việc đảm bảo các điều kiện ăn, ở cho người lao động. Các chủ thể trong xã hội chưa “mặn mà” với việc đầu tư nhà ở xã hội. Do vậy, cần thiết phát huy sự tham gia của các chủ thể có điều kiện, nguồn lực trong xã hội như Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong đó, Nhà nước, doanh nghiệp vẫn là lực lượng chủ yếu trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

“Sự tham gia của Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư nhà ở xã hội cho công nhân lao động xét trong hiện tại và tương lai là cần thiết, nhằm khẳng định vai trò, vị thế là tổ chức đại diện cho người lao động “trung tâm và lớn nhất” trong bối cảnh có sự ra đời của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ trực tiếp cạnh tranh hoạt động với Công đoàn Việt Nam”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến từ thực tiễn, lý luận để làm rõ nội dung này. 

Phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho người lao động -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu kết luận buổi làm việc 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao công tác chuẩn bị và các ý kiến chất lượng, thực tiễn từ phía Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng thời cho biết, Ủy ban sẽ chắt lọc, tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật.

Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cảm ơn Đoàn công tác đã dành thời gian khảo sát, lắng nghe đầy đủ ý kiến từ phía Tổng LĐLĐ Việt Nam - đối tượng chịu tác động. Ông Nguyễn Đình Khang mong muốn Ủy ban Pháp luật tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng từ phía tổ chức Công đoàn và tâm tư, nguyện vọng của công nhân viên chức lao động để thể hiện đầy đủ nhất.

Đời sống

99,3% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trạm y tế
Đời sống

Khởi sắc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác dân tộc, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và sự nỗ lực vươn lên của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại những thành tựu to lớn, đặt nền tảng vững chắc cho năm 2025.

Nỗ lực khôi phục làng nghề truyền thống phục vụ Tết
Xã hội

Nỗ lực khôi phục làng nghề truyền thống phục vụ Tết

Vượt qua thiệt hại lớn do cơn bão số 3 gây ra, thời điểm này, người dân hai làng nghề trồng đào truyền thống Nhật Tân và quất cảnh Tứ Liên (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) đang hối hả chăm sóc, chuẩn bị cây, hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Toàn cảnh tọa đàm
Đời sống

Làm gì để giảm lo âu cho giới trẻ?

Trong cuốn sách Thế hệ lo âu (The Anxious Generation), tác giả - nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng, sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ. 

Hòa Bình: Tăng cường kiểm soát nhóm các mặt hàng cấm, hàng tiêu dùng trong dịp Tết
Xã hội

Hòa Bình: Tăng cường kiểm soát nhóm các mặt hàng cấm, hàng tiêu dùng trong dịp Tết

Tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quách Tất Liêm đề nghị, các ngành, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như pháo nổ, vật liệu nổ, chất cấm dùng trong chăn nuôi, hóa chất, hương liệu, phụ gia thực phẩm; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tiêu thụ nhiều trong dịp lễ, Tết.

Petrolimex hỗ trợ tỉnh Điện Biên 50 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Petrolimex hỗ trợ tỉnh Điện Biên 50 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 2.1.2025, tại thành phố Điện Biên Phủ, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) đã trao tặng 50 tỷ đồng, giúp xây dựng 1.000 căn nhà, hỗ trợ tỉnh Điện Biên thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa.
Đời sống

Thu hút, trọng dụng nhân tài bằng cơ chế, chính sách cụ thể

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Với nhiều cơ chế, chính sách vượt trội, nghị định được kỳ vọng sẽ tạo lực hút, trọng dụng người tài làm việc ở khu vực công.

Tự hào góp công tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế
Đời sống

Tự hào góp công tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11.2024 đã diễn ra Lễ khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế tại tổ dân phố Hòa Bình, phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là trung tâm, điểm nhấn của Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế. Là đơn vị thi công dự án, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần đầu tư Nam - Invest NGỤY TÔN NAM cảm thấy tự hào khi được trực tiếp góp công sức tôn tạo “địa chỉ đỏ” này.

Đảng ủy Petrolimex tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai, tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
Đời sống

Đảng ủy Petrolimex tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai, tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Ngày 2.1.2025, Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Đảng ủy Tập đoàn) tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai, tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Trong khuôn khổ Hội nghị, Đảng ủy Tập đoàn thông báo thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (Ban chỉ đạo 812), nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo tinh gọn bộ máy tại Petrolimex trong thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh: Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ quy tụ hơn 100.000 giỏ hoa, 90 linh vật rắn
Xã hội

TP. Hồ Chí Minh: Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ quy tụ hơn 100.000 giỏ hoa, 90 linh vật rắn

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa" dự kiến mở cửa đón người dân và du khách từ 19h ngày 27.1 (tức 28 Tết) đến 21h ngày 2.2.2025 (mùng 5 Tết). Đây là sự kiện văn hóa truyền thống được mong chờ, góp phần làm phong phú thêm không khí đón xuân tại thành phố.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chỉ đạo công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
Đời sống

Củng cố vững chắc hệ thống an sinh trong kỷ nguyên mới

Chính sách bảo hiểm là giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Để mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu trong kỷ nguyên mới, trước hết, mục tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân phải được thực hiện thật tốt và phát huy mạnh mẽ vai trò là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, kịp thời bù đắp, hỗ trợ thu nhập cho người dân.

Một góc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên nhìn từ trên cao
Đời sống

Một nẻo biên cương

Mỗi năm, cứ độ Đông đi, Xuân đến lại hối thúc chúng tôi - những cựu chiến binh hành hương về nguồn. Năm nay, chọn Tây Bắc dẫu núi vẫn ngút ngàn cao, vực vẫn thăm thẳm sâu, đèo vẫn nối đèo nhưng đã thênh thênh đường lên, lối xuống, nhưng động lực chính là vẫn cháy bỏng tình đồng đội, vẹn nguyên nghĩa đồng bào.

Chuông reo cuối chiều giáo xứ
Đời sống

Chuông reo cuối chiều giáo xứ

Không khí lạnh mùa Noel không làm giảm nhịp bước của từng đoàn người công giáo Thành Nam đổ về các nhà thờ. Cờ hoa rực rỡ cùng đèn màu và không thể thiếu âm thanh mùa giáng sinh rộn ràng lay động lòng người khiến bao người con xa quê không thể không nhớ để về bên gia đình…

Ứng dụng AI và robot trong điều trị bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K.
Đời sống

Hướng tới "Tiếp cận y tế toàn diện"

Cuối năm 2024, tại Hà Nội, chương trình "Tiếp cận y tế toàn diện" chính thức được phát động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực xây dựng hệ thống y tế công bằng và bền vững tại Việt Nam. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ, chương trình này là minh chứng rõ ràng cho việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ vào thực tiễn y tế. Với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ kỹ thuật số, không chỉ cải thiện chất lượng điều trị mà còn tạo ra sự đồng đều trong việc tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng miền.