Khởi sắc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác dân tộc, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và sự nỗ lực vươn lên của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại những thành tựu to lớn, đặt nền tảng vững chắc cho năm 2025.

Những thành tựu nổi bật trong năm 2024

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, năm 2024, công tác dân tộc đã nhận được sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ từ Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ở các cấp. Điều này đã dẫn đến những kết quả quan trọng trong việc triển khai các chính sách dân tộc.

69,1% số trạm y tế xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bác sĩ, y tá đủ khả năng khám chữa bệnh hiệu quả cho người dân. Nguồn: ITN
69,1% số trạm y tế xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bác sĩ, y tá đủ khả năng khám chữa bệnh hiệu quả cho người dân. Nguồn: ITN

Đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 17 tỉnh đã ban hành Nghị quyết lựa chọn huyện thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025; 31 địa phương đã ban hành các văn bản điều hành về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hàng năm, điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm, lập thủ tục chuyển nguồn kế hoạch vốn các năm trước sang năm 2024. Đặc biệt, 16 tỉnh đã dành ngân sách địa phương để ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong năm 2024, các tỉnh Tây Bắc đạt mức tăng trưởng bình quân 8,0%, Tây Nguyên đạt 7,5% và Tây Nam Bộ đạt 7,0%. Những con số này phản ánh nỗ lực của chính quyền địa phương kết hợp với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hiện tại, khoảng 98,4% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có đường ô tô đến trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và di chuyển của người dân. Cũng trong năm qua, 96,7% hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, trong khi hệ thống giáo dục đã có sự tiến bộ rõ rệt, khi 100% xã có trường lớp từ mầm non đến trung học cơ sở. Về y tế, 99,3% số xã trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trạm y tế, với 83,5% trong số đó đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Đặc biệt, 69,1% số trạm y tế có bác sĩ, y tá đủ khả năng khám, chữa bệnh hiệu quả cho người dân.

Nhiều trạm y tế xã tại vùng đồng bào dân tộc thiểu đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Nhiều trạm y tế xã tại vùng đồng bào dân tộc thiểu đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Về thông tin và truyền thông, hơn 90% số xã trong khu vực đã được phủ sóng phát thanh và truyền hình, 100% xã có hạ tầng viễn thông và dịch vụ di động. Điều này tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Nhiều tỉnh trong vùng có tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm trên 3%, vượt mục tiêu đề ra trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045. An ninh trật tự tại địa phương được duy trì ổn định; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố và tăng cường, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cần sự thay đổi mạnh mẽ

Mặc dù đã gặt hái nhiều thành tựu, đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn phải đối mặt với không ít thách thức. Tỷ lệ hộ nghèo tại đây cao gấp 2,5 - 3 lần mức trung bình toàn quốc; nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc có đủ đất ở và sản xuất.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên biết tiếng dân tộc, đã dẫn đến chất lượng giáo dục không đồng đều. Ngành y tế cũng đang gặp khó khăn khi nhiều trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa chưa đạt chuẩn; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế cơ bản và khoảng cách xa giữa các cơ sở y tế với cư dân làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nhiều trạm y tế xã tại vùng đồng bào dân tộc thiểu đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Nhiều trạm y tế xã tại vùng đồng bào dân tộc thiểu đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Sự chênh lệch về mức sống và thu nhập giữa các vùng dân tộc thiểu số và miền núi với khu vực đồng bằng vẫn rất lớn. Mặc dù các chính sách hỗ trợ sinh kế đã được triển khai, nhưng còn nhiều bất cập trong việc đồng bộ hóa, dẫn đến hiệu quả giảm nghèo không được như mong đợi. Các chuyên gia cho rằng, thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong phương thức lãnh đạo, tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành và thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ủy ban Dân tộc đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng trong năm 2025. Cụ thể là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành với tinh thần quyết liệt, sâu sát; tăng cường phân cấp, xác định rõ nhiệm vụ gắn liền với trách nhiệm và quyền hạn cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được đặt lên hàng đầu, cùng với việc bố trí và sắp xếp cán bộ phù hợp với chuyên môn, năng lực, trình độ tương ứng với từng vị trí việc làm.

Các chuyên gia khẳng định rằng, nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2025 mang tính chất nền tảng cho việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tiếp theo. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt hơn từ các cấp ủy, chính quyền nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng thiểu số và miền núi.

Các bộ, ngành và địa phương cũng cần nỗ lực nâng cao công tác giải ngân nguồn vốn cho các chương trình, chính sách dân tộc, đặc biệt là nguồn vốn trong Chương trình 1719 (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025).

Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan cần tham mưu, đề xuất Chính phủ phân bổ vốn cho các địa phương thực hiện chính sách trong thời gian tới; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các dự án nhằm tránh tình trạng phân tán và manh mún, tối ưu hóa nguồn lực của Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đời sống

Lễ cất nóc trụ sở làm việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, số 499 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, ngày 4.9.2024. Ảnh: C04
Xã hội

10 dấu ấn của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy năm 2024

Kịp thời ban hành Kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy lợi dụng không gian mạng, chuyển hướng đấu tranh từ “đời thực” lên “đời ảo”, từ biện pháp thủ công, truyền thống sang công nghệ hiện đại; giải quyết điểm, tụ điểm trên không gian mạng... là một trong những dấu ấn nổi bật của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy năm 2024.

PVcomBank đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho tỉnh Quảng Trị
Đời sống

PVcomBank đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho tỉnh Quảng Trị

Ngày 03.01.2025, tại chương trình “Nối vòng tay nhân ái” - Xuân Ất Tỵ 2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã trao tặng 10 tỷ đồng nhằm hỗ trợ chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho các hộ nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là một hành động thiết thực, thể hiện tinh thần nhân ái và trách nhiệm xã hội của PVcomBank trong hành trình đồng hành vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Hòa Bình: Tăng cường phòng cháy, chữa cháy mùa hanh khô, bảo vệ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm
Xã hội

Hòa Bình: Tăng cường phòng cháy, chữa cháy mùa hanh khô, bảo vệ dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu năm

Trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị bảo đảm công tác an ninh, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị và các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhân dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Công văn số 2325/UBND-NVK về việc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) mùa hanh khô, bảo vệ Tết Nguyên đán và dịp lễ hội đầu năm 2025.

Ảnh: Hồ Long
Xã hội

Khẳng định sức hút, tầm vóc, sân chơi bổ ích

Cùng với kỳ vọng, thông điệp qua những tác phẩm thấm đẫm hơi thở cuộc sống, yêu cầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện nhóm tác giả các tác phẩm đoạt Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ 3 đều chung cảm nhận về sức hút, uy tín, tầm vóc của Giải. Đồng thời khẳng định, đây thực sự là sân chơi bổ ích, môi trường cọ xát để các nhà báo thực hiện những đề tài liên quan đến Quốc hội, HĐND các cấp trao đổi, học hỏi và trưởng thành hơn với nghề.

Hòa chung nhịp đập đất nước
Xã hội

Hòa chung nhịp đập đất nước

Thực tiễn hoạt động phong phú, sôi động, quyết liệt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là chất liệu và nguồn cảm hứng của báo chí. Những tác phẩm báo chí chất lượng cao, xứng tầm cũng chính là nhịp cầu đồng hành với cơ quan dân cử thúc đẩy kiến tạo vì sự phát triển phồn vinh của đất nước.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật vượt lên nghịch cảnh
Đời sống

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật vượt lên nghịch cảnh

Trong những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội hòa nhập cho người khuyết tật đã thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều thách thức mà người khuyết tật phải đối mặt. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về người khuyết tật là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp họ vượt qua những trở ngại, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội.

Nỗ lực khôi phục làng nghề truyền thống phục vụ Tết
Xã hội

Nỗ lực khôi phục làng nghề truyền thống phục vụ Tết

Vượt qua thiệt hại lớn do cơn bão số 3 gây ra, thời điểm này, người dân hai làng nghề trồng đào truyền thống Nhật Tân và quất cảnh Tứ Liên (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) đang hối hả chăm sóc, chuẩn bị cây, hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Toàn cảnh tọa đàm
Đời sống

Làm gì để giảm lo âu cho giới trẻ?

Trong cuốn sách Thế hệ lo âu (The Anxious Generation), tác giả - nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng, sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ.