"Luật Tổ chức chính quyền địa phương"

Đánh giá việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Diễn đàn

Đánh giá việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, để từ đó tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Nhấn mạnh những nội dung nhiều địa phương kiến nghị, kéo dài
Diễn đàn

Nhấn mạnh những nội dung nhiều địa phương kiến nghị, kéo dài

Tiếp xúc cử tri là hình thức chủ yếu để giữ mối liên hệ giữa đại biểu với cử tri, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại biểu HĐND trong việc đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và cũng là trách nhiệm của đại biểu thực hiện chức năng đại diện cho cử tri thực hiện quyền quyết định những vấn đề quan trọng của HĐND. Tổng kết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp từ sau khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực thi hành (1.1.2016 - 30.6.2023) cho thấy nhiều cách làm sáng tạo, trách nhiệm đã mang lại những hiệu quả thiết thực.